Ưu và nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô

Cầu nâng 2 trụ là thiết bị thường thấy tại những tiệm sửa xe trên toàn quốc, có thể thấy rằng việc sử dụng cầu nâng 2 trụ  khiến việc nâng hay hạ gầm xe rất hiệu quả và nhanh chóng. Vậy nên dưới đây là một số ưu nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô bạn có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn phù hợp và đúng với nhu cầu nhất.

Cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô là gì?

Ưu và nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô
Ưu và nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô

Cầu nâng 2 trụ là thiết bị chuyên dùng để nâng hạ xe một cách linh hoạt trong việc sửa chữa gầm xe nhanh chóng và nâng cao sự chuyên nghiệp cho tiệm sửa xe. Từ việc cải thiện về thời gian cho phép việc sửa chữa gầm xe trở nên nhanh gọn và đáp ứng được lượng xe lớn hơn.

Có 2 loại cầu nâng 2 trụ chính là cầu nâng ô tô giằng trên và cầu nâng xe ô tô giằng dưới

Phân loại cầu nâng ô tô 2 trụ sửa chữa ô tô

Kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng định kỳ
Kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng định kỳ

Phân loại dựa trên cơ chế vận hành sẽ có 2 loại

  • cầu nâng 2 trụ thủy lực : hoạt động dựa theo nguyên lý bơm thủy lực để vận hành, quá trình nâng và hạ xe ô tô sẽ được dựa trên kết nối của xích, hai cánh tay ở 2 bên cầu nâng sẽ di chuyển cùng độ cao để nâng xe lên cao.
  • Cầu nâng 2 trụ ô tô vít me: Vận hành dựa trên cơ chế nâng hạ cơ điện thông qua bộ phận vít me. Mỗi một sản phẩm sẽ có 2 mô tơ được lắp đồng thời ở 2 bên thanh trụ. Giá thành loại này tương đối cao nên được ít sử dụng hơn.

Phân loại dựa theo thiết kế

  • Cầu nâng 2 trụ giằng trên: Toàn bộ đường dây cáp và ống dầu của thiết bị được bố trí tại thanh chắn phía trên, cảm biến mắt được lắp trên giằng để báo hiệu chiều cao của ô tô.
  • Cầu nâng 2 trụ giằng dưới: Bàn trụ giằng dưới có toàn bộ phần dây cáp, ống dẫn dầu đặt ở thanh ngang phía dưới chân cầu. Mức giá của cầu nâng 2 trụ này tương đối rẻ và an toàn hơn so với những loại khác.

Ưu và nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô

Với việc được sử dụng rộng rãi như hiện nay thì có thể thấy được một số ưu và nhược điểm của cầu nâng 2 trụ như sau:

Ưu điểm

  • Thiết kế chắc chắn và an toàn khi sử dụng, thiết kế tay cầu cùng chốt chống xoay tùy chỉnh phù hợp với từng loại xe.
  • Có loại có thể dùng điện 3 pha và 1 pha nên khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với quy mô của tiệm.
  • Phía trên thanh giằng có thiết kế mút mềm giúp bề mặt sơn xe tránh những va chạm gây xước xe.
  • Có cảm biến tự ngắt khi mui xe chạm vào cổng cáp, sức nâng tối đa 4 tấn và phục vụ tốt các loại xe ô tô và xe du lịch.
  • Loại cầu nâng này thường có chiều cao 3.5m thích hợp sử dụng cho các dòng bán tải có chiều dài từ 1m8 đến 1m85.
  • Ống dẫn dầu và dây cáp được nằm trên nên ít va chạm và khó dính bụi bẩn hơn

Nhược điểm

  • Thời gian để hạ cầu thường mất nhiều thời gian và chỉ phù hợp với các xưởng có trần cao, nếu trần thấp quá sẽ không sử dụng được.
  • Không phù hợp với xe 16 chỗ có chiều cao trên 2m3, vì khi nâng tối đa thì khoảng cách từ gần xe tới mặt đất còn 1.5m và kỹ thuật phải cúi xuống khi sửa chữa.
  • Ngoài ra mức giá này còn cao hơn so với loại cầu nâng không cổng.

Nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ 

Sử dụng cầu nâng 2 trụ tương đối dễ sử dụng
Sử dụng cầu nâng 2 trụ tương đối dễ sử dụng

Nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ sẽ được mô tả đơn giản như sau:

  • Khi muốn nâng tay nâng lên, ấn nút lên (UP), bơm thủy lực sẽ dẫn thủy lực từ bình dầu đến khóa van, đi vào xilanh và tay nang lên. Khi 2 tay nâng được đẩy lên đồng thời nâng ô tô lên còn chiều cao nâng được điều chỉnh theo mong muốn của thợ sửa xe. Khi muốn dùng thì thả nút UP và khóa cáp trước khi thực hiện sửa chữa.
  • Khi muốn tay nâng xuống: Trước khi hạ cầu nâng nên để nâng cầu nâng sửa xe 2 trụ lên 3-4cm để mở dây cáp. Sau đó ấn nút down để thu hồi dầu thủy lực về bình dầu. Tay nâng và xe ô tô cũng dần dần được thả xuống. Cả quá trình vận hành thì khóa an toàn vẫn luôn hoạt động để đảm bảo an toàn tránh bị rơi xe.

Một số lưu ý khi sử dụng cầu nâng 2 trụ

Kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng định kỳ
Kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng định kỳ
  • Không sử dụng cầu nâng khi có người ngồi bên trong xe.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng định kỳ để tránh xảy ra sai sót khi vận hành.
  • Không nâng quá trọng tải quy định của cầu để tránh gây nguy hiểm và hỏng cầu nâng.
  • Thường xuyên thay dầu cho cầu nâng để đảm bảo vận hành ổn định và không bị gián đoạn.
  • Cần đưa tay nâng về vị trí ban đầu sau khi hạ xe xuống để đưa xe ra ngoài.

Thông tin chia sẻ về ưu nhược điểm của cầu nâng 2 trụ sửa chữa ô tô hy vọng những chia sẻ trên hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *