Công nghệ sơn điện ly trên xe ô tô

Ngày nay, với kết cấu khung vó ô tô ngày càng phức tạp cùng với nhiều chi tiết nhỏ và nhiều khoảng trống nhằm tối ưu hoá các chức năng của xe. Vì thế, thân xe cần được sơn toàn bộ ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, tránh tình trạng hoen gỉ trên thân xe. Sơn điện ly là một giải pháp nhằm đáp ứng những yếu tố trên.

Sơn điện ly là gì?

Sơn điện ly là gì?
Sơn điện ly là gì?

Sơn điện ly là một loại dung dịch chống gỉ có công dụng bám trên bề mặt kim loại dưới tác dụng của dòng điện một chiều. Cụ thể hơn là chất polyme hữu cơ được tạo ra để bám vào bề mặt thân xe dưới một hiệu điện thế trung bình (tầm 250 – 350 V) và dòng điện tương đối cao (800 – 1000 A)

Lịch sử hình thành sơn điện ly

Lịch sử hình thành sơn điện ly có nhiều nguyên nhân
Lịch sử hình thành sơn điện ly có nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân ra đời

Sơn điện ly được hình thành vào năm 1957
Sơn điện ly được hình thành vào năm 1957

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, xe ô tô là một phương tiện giao thông chính được cải tiến và chỉnh sửa để luôn được hoàn thiện. Tuy nhiên, ở thời đó ô tô thường xuyên xảy ra tình trạng gỉ sét, hỏng vỏ và khung xe tại những vị trí khuất, những hốc trên khung vỏ ô tô. Từ đó gỉ sét lan ra và sẽ làm hỏng những mảng lớn trên xe gây mất thẩm mỹ và không bảo đảm an toàn.

Theo đó, việc nghiên cứu và phát triển sơn điện ly được bắt đầu vào năm 1957 tại hãng Ford, dưới sự điều hành của Dr.George Brewer. Với những ưu điểm của sơn điện ly đó là không bị tẩy đi vì dung môi sau khi sơn, từ đó những hốc khuất trên xe được bảo đảm an toàn như bề mặt thân xe.

Nghiên cứu nhanh chóng được sử dụng vào thực tiễn và đạt được sự tin tưởng của nhà sản xuất. Vào năm 1965, có 1% xe bán ra được sơn bằng công nghệ sơn điện ly, vào năm 1970, con số này đã tăng lên 10% và đến thời điểm hiện tại, 100% xe ô tô đều được sơn bằng công nghệ này.

Nguyên lý của công nghệ sơn điện ly

Sơn điện ly có nguyên lý hoạt động khá phức tạp
Sơn điện ly có nguyên lý hoạt động khá phức tạp

Sau khi đã xử lý sạch sẽ các chi tiết, chúng sẽ được đăt cố định lên giá đỡ và được băng tải nâng lên trên bể ED. Đầu tiên các chi tiết được nhúng vào bể ED để tạo màng sơ phủ. Bể ED này có các điện cực và hệ thống cấp điện một chiều.

Tại đây dưới tác dụng của dòng điện một chiều tạo ra các quá trình điện phân, điện DL, kết tủa điện phân, điện thấm để tạo nên một lớp màng sơn phủ lên bề mặt chi tiết. Quá trình sẽ kết thúc khi màng sơn phủ kín hết bề mặt kim loại.

Chi tiết được phủ lớp sơn không bị hoà tan trong nước sẽ tiếp tục đi qua buồng phun, nhúng nước DL. Ở nơi đây lượng sơn thừa bám dính sẽ được tẩy rửa khỏi các chi tiết đã sơn ED. Và sẽ chuyển đến hệ thống lọc UF qua hệ thống bơm tuần hoàn và đường ống.Từ đó hệ thống lọc UF sẽ tách lấy sơn chuyển về bể ED.

Cuối cùng sẽ loại bỏ nước bám dính trên bề mặt chi tiết thông qua hoạt động thổi khí bằng súng phun khí cầm tay.

Ưu và nhược điểm của sơn điện ly

Công nghệ sơn điện ly cũng có những ưu nhược điểm nhất định
Công nghệ sơn điện ly cũng có những ưu nhược điểm nhất định

Ưu điểm

Sơn điện ly có nhiều ưu điểm đáng chú ý
Sơn điện ly có nhiều ưu điểm đáng chú ý
Giúp tạo ra được lớp màng sơn “chu” sâu vào trong các hốc, ngóc ngách nơi thân xe giúp bảo vệ và chống gỉ sét cho xe.
Hiệu suất chuyển đổi tốt hơn và tiết kiệm lượng sơn hơn, đặc biệt khi so sánh với phương pháp phun.
Giúp dễ dàng vận hành và ngay sau khi sơn nhờ độ nhớt thấp.
Cho phép được rửa và thu hồi lượng sơn thừa sau khi sơn vì lớp sơn mới không thể bị hoà tan trong nước.
Không bị ảnh hưởng của nhiệt độ sấy.

Nhược điểm

Lý do là vì bề mặt được sơn là catone của bể điện ly, sơn điện ly chỉ dùng được cho vật liệu dẫn điên. Đây sẽ là nhược điểm của sơn điện ly vì khung bỏ ô tô ngày nay không chỉ được làm từ vât liệu dẫn điện. Ngoài ra, chỉ có thể phủ 1 lớp sơn điện ly duy nhất sau khi sơn, bề mặt chi tiết sẽ trở thành bề mặt cách điện.
Những vấn đề về công nghệ sơn điện ly trên xe ô tô mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì xin liên hệ với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *