6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô

Những tai nạn liên quan đến việc đạp nhầm chân ga với chân xảy ra khá nhiều và thường đối với xe số tự động. Vậy nên 6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô sẽ là những thông tin cần thiết và bổ ích mà mỗi chủ xe nên cân nhắc và áp dụng cho chiếc xe của mình, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người khi tham gia giao thông.

6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô

6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô
6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô

Chân không rời sàn 

Với một chiếc xe ô tô sử dụng hộp số tự động AT thì người lái cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân…điều này khiến người lái có thể thoải mái khi điều khiến phanh/ga linh hoạt, không bị cứng khi xử lý tình huống.

Lái xe cần giữ vững gót chân không rời sàn xe và chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ha hay lực phanh.

Xác định rõ vị trí chân ga và phanh

Xác định rõ vị trí chân ga và phanh
Xác định rõ vị trí chân ga và phanh

Đối với những tài xe mới thì người lái thường được yêu cầu tiếp xúc và ghi nhớ những bộ phận quan trọng trên xe, trong đó có vị trí chân ga. Tuy nhiên, ở xe số sàn và xe số tự động có khu vực bố trí chân ga/phanh có sự khác biệt dẫn đến những yêu cầu khác biệt dẫn đến những yêu cầu khác nhau về thao tác chân:

  • Xe số sàn: Chân ga nằm ở khu vực để chân của tài xế, vị trí để theo thứ tự là chân côn, chân phanh và cuối cùng là chân ga. 
  • Xe số tự động: Do không có chân côn nên chỉ còn phanh và chân ga nằm song song với nhau theo vị trí chân ga trước, chân phanh sau tính từ phía bên phải của người ngồi lái. Trước khi khởi động xe, tài xế điều chỉnh vị trí ghế ngồi sao cho thoải mái nhất, tránh tình trạng tư thế lúng túng khó xử lý dẫn tới đạp nhầm chân ga.

Đồng thời để hạn chế tình trạng đạp nhầm thì trước khi khởi động xe, tài xế nên điều chỉnh vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất tránh tình trạng tư thế lúng túng khó xử lý dẫn tới đạp nhầm chân ga.

Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe

Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe
Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe

Thói quen dừng hay đỗ xe nhưng vẫn giữ nguyên hộp số D và đạp chân phanh, chỉ cần một chút lơ là không chú ý rất có thể các lái xe sao nhãng và buông phanh. Khi phát hiện ra thì nhiều lái xe sẽ luống cuống và tiếp tục đạp phanh khiến xe lao nhanh và khó kiểm soát, gây ra thiệt hại cho người và xe. Chính vì vậy, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.

Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ô tô

Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ô tô
Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ô tô

Để việc lái xe được an toàn thì người lái xe ô tô cần tập trung cao độ và bình tĩnh trong mọi tình huống, ngay cả xe đang dừng. Khi chủ xe tập trung sẽ giúp chủ xe kiểm soát được chân ga, chân phanh hay việc điều khiển xe cũng trở nên thuần thục và an toàn hơn. Bên cạnh đó, khi tập trung lái xe sẽ giúp người điều khiển có thể quan sát kỹ, tránh được những rủi ro hay tai nạn bất ngờ có thể xảy ra khi di chuyển trên đường hơn.

Tỳ gót chân lên sàn xe

Một trong những thói quen giúp người lái tránh mắc lỗi đạp nhầm chân ga như “rời chân ga – rà chân phanh” cụ thể có thể lý giải và áp dụng như sau:

  1. Tài xế đặt chân ngay sát chân phanh
  2. Tỳ gót chân lên sàn xe và coi như là điểm tựa
  3. Chỉ xoay gót để điều khiển ga/phanh và nhanh chóng chuyển sang rà phanh mỗi khi bỏ chân ga
  4. Luôn đặt gót chân phải thẳng hoặc gần bằng với bàn đạp phanh để tạo tư thế thuận tiện dễ dàng nhấn phanh khi cần.

Khi lái xe số tự động các lái xe nên tập trung thói quen để chân trái “nghỉ ngơi” nghĩa là để chân trái thoải mái, chỉ sử dụng chân phải, tỳ gót chân lên sàn xe tạo tư thế thoải mái để chuyển đổi tư thế giữ ga, phanh theo hình chữ V. Đây là thói quen quan trọng tài xê nên áp dụng trong suốt quá trình di chuyển để đảm bảo an toàn.

Sử dụng giày dép phù hợp

Sử dụng giày dép phù hợp
Sử dụng giày dép phù hợp

 

Một trong số người chủ quan khi không chú trọng việc sử dụng giày dép khi lái xe ô tô mà không biết rằng chính thói quen sử dụng giày dép không phù hợp cũng dẫn đến khả năng điều khiển cũng như mất an toàn khi sử dụng xe. Sử dụng chân trần có thể khiến người lái đau chân, da chân có thể khô rát hay chai…Còn khi sử dụng giày cao gót có thể khiến chân bị cứng và thực hiện các thao tác không được linh hoạt.

Nếu chủ xe có thói quen đi boot hoặc giày cao gót thì nên chuẩn bị sẵn trong xe một đôi giày/dép mỏng để có thể thay thế và sử dụng khi lái xe. Để có thể thể sử dụng xe an toàn và tránh tình trạng luống cuống đạp nhầm chân ga thì người lái cần chú ý tới những chi tiết dù nhỏ nhưng rất quan trọng như việc sử dụng giày dép khi lái xe.

Trên là những thông tin về 6 lưu ý để tránh nhầm chân ga với chân phanh khi lái xe ôtô mà chúng tôi dành cho bạn. Hãy lái xe một cách thông minh và an toàn trên mỗi chặng đường bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *