Tổng quan về máy ra vào lốp trên thị trường hiện nay? – Với những tiện lợi mà máy ra vào lốp mang lại thì hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại những cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy. Chúng góp phần tăng năng suất làm việc và khiên việc ra vào lốp trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Vậy nên, dưới đây sẽ những chia sẻ chi tiết về dòng thiết bị ra vào lốp mà bạn đang quan tâm.
Tổng quan về máy ra vào lốp trên thị trường hiện nay
Máy ra vào lốp là gì?

Máy ra vào lốp là loại máy có tác dụng hỗ trợ thợ kỹ thuật trong quá trình sửa chữa lốp xe, lốp ô tô. Khi sử dụng máy ra vào lốp sẽ giúp người thợ tiết kiệm công sức và giảm thời gian thao tác, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sửa chữa lốp xe.
Các loại máy ra vào lốp hiện nay đã được phân phối rộng rãi ở các tỉnh thành trong cả nước. Giá máy ra vào lốp dao động từ vài triệu đến chục triệu tùy từng model và mục đích sử dụng. Máy ra vào lốp là một sản phẩm cực kỳ thích hợp và thay thế dần các hoạt động sửa chữa lốp thủ công, thích ứng dần với công nghệ hiện đại.
Việc lựa chọn đơn vị uy tín để mua máy ra vào lốp cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị mà còn đến dịch vụ sau bán hàng, bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật lâu dài. Một số đơn vị uy tín bạn có thể tham khảo như công ty TEARU Việt Nam hiện có chi nhánh tại 3 miền, Tân Phát Equipment, Việt Mỹ Auto…
Cấu tạo cơ bản của máy ra vào lốp

Máy ra vào lốp hiện nay được thiết kế đa dạng về mẫu mã cũng nhưng nhìn chung về cơ bản sẽ có 5 bộ phận chính:
- Bộ phận tách mép lốp: Bộ phận này nằm ở tay phải của máy, khi lốp được tháo hơi ra và đặt lên mâm quay thì người thợ sẽ thực hiện việc điều chỉnh bằng cách tách mép thủ công bằng tay. Quan trọng phải điều chỉnh sao cho chúng tiếp xúc với mép lốp, cách mép trong của vành lốp thật chuẩn.
- Bàn đạp: Nằm ở vị trí dưới của máy ra vỏ xe, người dùng cần có sự am hiểu kỹ và xử lý tốt kỹ thuật sử dụng máy. Với những máy có 3-4 bàn đạp, khi đó mỗi bàn đạp sẽ có trách nhiệm điều khiển 1 bộ phận. Những bộ phận này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lắp tháo lốp. Đặc biệt được gắn thêm chức năng tự động thì có thể hạn chế những sai sót hơn.
- Mâm xoay: Được sử dụng khi nhiệm vụ tách lốp ra khỏi vành xe được thực hiện xong, sau đó lốp xe sẽ được đặt lên mâm xoay theo chiều ngang. Khi đó, bàn đạp dưới của máy sẽ được khởi động và các kẹp để kẹp lốp từ bên trong hoặc kẹp ở bên ngoài bánh. Lúc này, các vấu kẹp tự động giữ chặt rồi cố định bánh xe vào quá trình tác lốp. Mâm xoay lúc này quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại tùy theo cách sử dụng bàn đạp.
- Mỏ vịt: Sau khi ốp đặt trên mâm xoay và được cố định bởi vấu kẹp thì tiếp đến là sử dụng mỏ vịt để tách lốp khỏi vành xe. Lúc này thợ chỉ cần kích hoạt bàn xoay theo chuyển động kim đồng hồ, từ đó có thể tách dần lốp ra khỏi la zăng. Mỏ vịt thường được gắn bên phải của vành bánh xe.
- Ống khí: Là công cụ sử dụng sau khi lắp lốp vào la zăng thành công có nhiệm vụ giúp lốp được bơm căng khí và được sử dụng, điều khiển bằng một bàn đạp nhất định. Ống khí nén với bộ chuyển đổi phù hợp thông qua các van, khí sẽ được bơm qua ống và có một máy đo áp lực từ đó giúp khí được đảm bảo cung cấp đủ áp lực cho bánh xe.
Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy ra vào lốp xe

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng máy ra vào lốp và để máy hoạt động tốt thì bạn cần cân nhắc thực hiện theo những lưu ý sau :
- Máy cần bố trí ở không gian đủ rộng, thoáng để đảm bảo quá trình sử dụng máy được thuận lợi, không bị vướng. Để máy có thể vận hành thì cần phải kết nối với hệ thống nén khí và nguồn điện, vậy nên cần đặt máy gần 2 nguồn điện.
- Trước khi thực hiện kết nối máy với nguồn điện thì cần đọc kỹ thông số kỹ thuật của máy để sử dụng đúng nguồn điện.
- Khi kết nối máy với hệ thống nén cần sử dụng đầu nối đúng với tiêu chuẩn máy yêu cầu để kết nối.
- Ngoài ra, trước khi sử dụng máy để tháo lắp lốp cần kiểm tra những bộ phận như: Mâm xoay, bàn đạp vấu kẹp, bàn đạp ép tách vỏ của máy xem có hoạt động bình thường không.
- Nguồn điện cung cấp cho máy phải có chức năng tự động ngắt mạch khi xảy ra hiện tượng quá dòng.
- Kết nối máy với nguồn điện nên kết nối cùng với các thiết bị bảo vệ an toàn để tránh tình trạng sụt áp đột ngột, quá áp hay tăng áp đột ngột.
- Kết nối máy với nguồn điện đồng thời phải sử dụng cầu chì để bảo vệ an toàn cho thiết bị.
Các loại máy ra vào lốp xe cơ bản
Máy ra vào lốp xe máy, xe ga

- Tham khảo máy ra vào lốp Bestech BT-811 sản xuất bởi thương hiệu thiết bị làm lố số 1 Trung Quốc BESTECH.
- Tuổi thọ máy trung bình có thể lên tới 20 năm, sản xuất tại nhà máy liên doanh hàng đầu Ý và Trung Quốc.
- Có cấu hình tương đồng với máy ra vào lốp model Rotary RY 811 với mâm kẹp 10-22 inch, tự định tâm.
- Kích thước mâm được thiết kế đúng tiêu chuẩn quốc tế, có thể ra vào lốp các dòng xe máy, xe tay ga có trên thị trường.
Máy ra vào lốp xe du lịch

- Đường kính mâm kẹp lớn hơn 10-22inch phù hợp nhiều loại lốp xe trên thị trường hơn.
- Ngoài việc đáp ứng nhu cầu làm lốp xe hơi, thì còn đáp ứng tốt nhu cầu tháo lắp lốp xe ô tô du lịch, xe tải nhỏ chuyên nghiệp.
- Chấu kẹp la zăng khí nén xilanh ép mép lốp công suất lớn tương đương lực ép 2500kg.
Máy ra vào lốp ô tô chuyên nghiệp

- Thường sẽ là máy được chế tạo kiểu bán tự động, phù hợp các loại la zăng ô tô đường kính từ 10-24 inch và các lốp xe tải nặng 1.25 tấn, công suất mô tơ 1.1 KW sẽ cho hiệu quả công việc cao hơn.
Hy vọng bài viết về tổng quan về máy ra vào lốp có thể giúp bạn sử dụng máy ra vào lốp hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất có thể bạn nhé!