Tình trạng “thiếu thợ” không còn xa lại với nhiều tiệm rửa xe, vậy nên để giữ chân thợ giỏi chủ tiệm cần nghiên cứu kỹ cách trả lương cho thợ rửa xe hợp lý. Ngoài ra vai trò của thợ rửa xe cũng cực kỳ quan trọng trong việc khách hàng có quyết định trở lại hay không.
Cách trả lương cho thợ rửa xe hợp lý
Hiện nay không ít tiệm rửa xe mọc lên như nấm chính vì vậy mà nhiều tiệm rơi vào tình trạng thiếu thợ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘thiếu thợ” nhưng phần lớn là do cách trả lương cho nhân viên chưa thực sự hợp lý. Vì thế mà chủ tiệm cần tìm hiểu cách trả lương cho thợ rửa xe hợp lý thật kỹ để đưa ra mức lương hợp lý nhằm thu hút thợ giỏi cũng như để nhân viên có thể gắn bó lâu dài.
Cách tính lương của nhân viên mà nhiều chủ xe lựa chọn hiện nay như:
Trả lương theo tháng
Đây là cánh mà nhiều trung tâm rửa xe hiện nay áp dụng, nhân viên sẽ không áp lực doanh thu nhưng nhìn chung cách này chủ tiệm sẽ phải chịu chi trả dù những tháng ít khách còn những tháng khách đông thì sẽ lãi nhiều hơn.
Hiện nay mức lương nhân viên rửa xe thường dao động 5 -7 triệu/tháng tùy vào năng lực của mỗi thợ và tùy khu vực. Còn với thợ chính, tại những trung tâm rửa xe lớn có thể lên tới 8-12 triệu đồng.
Hình thức này thường áp dụng cho tiệm mới chưa ước tính được doanh thu trung bình và những tiệm đang cần gấp nhân viên.
Bên cạnh đó việc trả lương theo tháng sẽ có một số nhược điểm như : Nhân viên sẽ ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm khiến năng suất lao động không cao bởi tâm lý làm ít hay nhiều thì mức lương cũng không thay đổi.
Trường hợp muốn áp dụng hình thức này có thể xem xét thêm trợ cấp cơ bản, chế độ thưởng phạt, chính sách riêng để tăng thu nhập cũng như tạo thêm động lực để cải thiện thái độ làm việc của nhân viên.
Trả lương theo %
Hình thức này thì chủ đầu tư trả cho nhân viên theo lương cứng nhưng sẽ khá thấp từ 3 – 5 triệu tùy theo quy mô và khả năng. Sau đó sẽ trích % từ các dịch vụ hay số lượng xe mà nhân viên đã rửa cho khách hàng. Chẳng hạn như chia tỉ lệ 3/7 hay 4/6 hiểu đơn giản là dịch vụ đó 100.000 nghìn thì nhân viên được 30.000 – 40.000 còn chủ sẽ được 60.000 – 70.000 nghìn.
Với những tiệm hoạt động lâu năm trong nghề thì đây là hình thức trả lương được xem là tối ưu và có lợi cho chủ tiệm và nhân viên.
Công thức tính:
- Lương = Lương cứng + doanh số thực (chia theo đầu xe tỉ lệ 7:3)
Ưu điểm của hình thức trả công này là thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, tuy nhiên nếu doanh thu của cửa hàng không được ổn định thì khó có thể giữ chân thợ giỏi.
Tầm quan trọng của nhân viên rửa xe
Cần quản lý nguồn nhân lực của tiệm rửa xe để nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Nhân viên là một nhân tố quan trọng không thể thiếu, chính vì vậy mà chủ đầu tư luôn muốn tìm kiếm và đào tạo nuôi dưỡng thợ có tay nghề để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Nhiều chủ xe đào tạo nhân viên “cứng tay” nhưng lương thấp khiến nhiều thợ lựa chọn rời đi, một số khác lại không nhận định được tầm quan trọng của nhân viên khiến khách hàng có ấn tượng không tốt về thái độ cũng như tay nghề. Nhân sự cần có tinh thần cống hiến, chủ động trong công việc để đem lại hiệu quả và tăng năng suất làm việc.
Nếu nhân viên có thái độ khiếm nhã, làm việc không cẩn thận sẽ là điểm trừ rất lớn trong mắt khách hàng. Vậy nên khi đã đào tạo nhân viên cứng tay nghề thì cũng cần có những phương pháp giữ chân họ, sao cho năng lực tương xứng với mức lương của nhân viên.
Cần quản lý tiệm rửa xe về nhân lực cần kiểm soát được tay nghề của nhân sự, không ngừng đào tạo và nâng cao tay nghề để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Trên đây là những cách trả lương cho thợ rửa xe hợp lý bạn có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình. Để tìm hiểu thêm về thiết bị rửa xe hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!