Với điều kiện khí hậu thất thường cùng mưa bão xảy ra thường xuyên thì việc nội thất xe bị ngập nước là tình trạng chung của nhiều chủ xe. Nếu không xử lý ngay thì có thể phải trả cái giá rất đắt khi phải loại bỏ nấm mốc, xe bị xuống cấp và nặng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính người sử dụng xe.
Tại sao phải xử lý ngay nội thất xe bị ngập nước?
Sau mỗi trận mưa to, hay thời tiết mưa bão thì việc xe hay nội thất xe ngấm nước là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt trong những ngày lũ lụt nước dâng cao xe rất dễ bị ngập, nước tràn vào nội thất xe, nếu không được xử lý ngay thì rất nguy hiểm và tốn kém cho chủ xe hơn.
Ngoài bộ thảm dễ thay thế thì bên dưới lớp nỉ sàn xe là hàng loạt bộ phận phức tạp khác như: Mút cách âm, ống dẫn khí điều hòa thổi thân, hệ thống điện điều khiển ghế…ngoài ra nước tràn vào khoang xe thì chủ xe còn có thể tốn kém rất nhiều.
Với những xe ngập sâu, nước bẩn ngấm vào ghế ngồi cùng các chi tiết nội thất xe gây mùi hôi và ẩm mốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khi sử dụng xe sau này.
Cách xử lý nội thất xe bị ngập nước
Trường hợp ngập nhẹ
Với những xe có dấu hiệu bị ẩm nhẹ, phát hiện sớm thì có thể xử lý bằng cách phơi khô các chi tiết có thể tháo gỡ bên trong nội thất xe, giặt sạch thảm, sấy khô….Nên xử lý ngay để tránh tình trạng nấm mốc hình thành và phát triển gây mùi hôi khó chịu và mất thẩm mỹ.
Trường hợp ngập nặng
Bước 1: Nhanh chóng hút nước ra khỏi xe
- Trước khi thực hiện vệ sinh nội thất, cần tắt máy động cơ, giúp giảm thiểu tình trạng chập cháy và đảm bảo an toàn cho người và xe khi tiến hành vệ sinh.
- Tiếp theo tiến hành hút nước bên trong khoang nội thất, tránh để trình trạng nước ngấm sâu hơn. Sử dụng máy hút bụi để có thể loại bỏ nước động tại các khe kẽ sau đó lau sạch bằng khăn mềm. Lựa chọn những khăn sử dụng chất liệu Microfiber để thấm hút tốt và không xảy ra tình trạng đổ lông.
- Người dùng có thể sử dụng baking soda để hút ẩm và khử mùi, với tấm trải sàn thì nên tháo ra và giặt sạch và phơi khô. Khi vệ sinh sàn xe cần bọc các hệ thống dây điện thật kỹ, tránh gây ra tình trạng chập cháy gây nguy hiểm.
Bước 2: Vệ sinh nấm mốc
- Tiếp theo cần mở cửa và phơi xe ở những khu vực nắng nhẹ để tạo sự thông thoáng và khiến nội thất được khô ráo tránh nấm mốc phát triển.
- Tháo sàn xe, kiểm tra khoang lốp, khu vực cốp xe để bỏ nước hoàn toàn.
- Khi nội thất xuất hiện nấm mốc, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh nội thất như Universal Cleaner, Sonax Car Interior Cleaner, Tenzi APC IN…để xử lý ngay. Lưu ý cần thực hiện các thao tác cọ sát nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới bề mặt các chất liệu xe.
- Ngoài ra có thể sử dụng giấm trắng lên vùng cần làm sạch và lau lại bằng khăn mềm, hoặc sử dụng thêm bột chống mốc để hạn chế sự sinh sôi của nấm mốc.
Khi thực hiện các bước vệ sinh bằng nội thất bằng các dung dịch hay hóa chất cần đeo găng tay và khẩu trang để tránh tiếp xúc với hóa chất cũng như nấm mốc độc hại.
Bướ 3: Kiểm tra hệ thống điện
- Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ ngập nước và cháy khi đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.
Bước 4: Ngăn ngừa nấm trở lại
- Loại bỏ các vật dụng không cần thiết và gây ẩm cho xe, thực hiện hiện các biện pháp làm khô thoáng, khử khuẩn để ngăn ngừa nấm mốc có thể trở lại.
- Sử dụng thêm các dung dịch chuyên dụng để tăng độ bóng và mềm mại cho bề mặt nội thất làm từ da.
- Tra mỡ vào các vị trí có đai ốc, bulong, vít để tránh bị gỉ sét.
Lưu ý: Để đảm bảo việc vệ sinh đúng quy trình và loại bỏ nấm mốc tốt nhất thì nên đưa phương tiện đến trung tâm bảo dưỡng để được các chuyên viên hỗ trợ để đạt hiệu quả cao.
Những chi sẻ về nội thất xe bị ngập nước xử lý như thế nào? Hy vọng sẽ hữu ích co bạn khi vệ sinh nội thất xe được hiệu quả nhất trong những ngày thời tiết mưa bão khắc nghiệt. Đừng quên ghé thăm website mỗi ngày để cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích bạn nhé!