Nghề sơn ô tô có độc hại như nhiều người nghĩ?

(Danchoixe.net) Nghề sơn ô tô đang phát triển, một thợ sơn ô tô bắt đầu làm việc với mức lương 5 – 6 triệu đồng và có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên nghề sơn ô tô có độc hại như nhiều người nghĩ bởi đây là công việc tiếp xúc với hóa chất và còn mang tính chất thủ công, truyền thống.

Nghề sơn ô tô có độc hại như nhiều người nghĩ?
Nghề sơn ô tô có độc hại như nhiều người nghĩ?

Nghề sơn ô tô – đúng như tên gọi của nó, người học sẽ trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến sơn cho bề mặt ô tô, từ pha mày, phun màu rồi đánh bóng. Đây là công việc đòi hỏi tính thẩm mỹ khá cao, đặc biệt công việc pha màu mang tới sự thu vị cho người học.

Theo ông Nguyễn Quốc Hải, Phó Khoa Công nghệ ô tô, Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội, trước đây công nghệ chế tạo và sản xuất sơn vẫn còn mang tính chất thủ công, truyền thống. Nhưng bây giờ sơn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, sử dụng sơn gốc nước, tức là dung môi sản xuất từ nước ra, “mức độ độc hại cho sức khỏe gần như là công nghệ đã giải quyết được tường đối”

Để theo nghề sơn ô tô, theo ông Quốc Hải ngoài đam mê và yêu nghề, sức khỏe và thị lực là những yếu tố rất quan trọng. Điều này giúp quá trình hiệu chỉnh màu hiệu quả cao hơn. Với phương pháp đào tạo sử dụng công nghệ, sau 3 đến 6 tháng học nghề sơn ô tô tại Trường trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội, học viên có thể làm được những công việc cơ bản, nhanh hơn phương pháp đào tạo truyền thống hoặc cầm tay chỉ việc trước đây rất nhiều.

Mức độ độc hại cho sức khỏe gần như là công nghệ đã giải quyết được tường đối
Mức độ độc hại cho sức khỏe gần như là công nghệ đã giải quyết được tường đối

“Với mô đun xả ma tít, trước đây xả bằng tay, để thực hiện xả một cách của có khi mất cả nửa buổi. Nhưng bây giờ với sự hỗ trợ của máy móc chỉ mất khoảng 30 phút”, ông Quốc Hải đưa ra một ví dụ. “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Sự chuyển đổi từ động cơ sang xe điện thì nhu cầu lực lượng về ngành sơn, sửa chữa ô tô cũng rất lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới”

Đối với sự phát triển của nghề kỹ thuật sơn, không chỉ đơn thuần họ chỉ trở thành một kỹ thuật viên sơn, hệ thống đào tạo của doanh nghiệp cũng hướng tới việc đào tạo sát với nhu cầu thực tế như đào tạo về tổ trưởng Tổ sơn, đào tạo về quản đốc, đào tạo về giám đốc dịch vụ. Đó là những cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các bạn trẻ trong tương lai.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước. Theo VPIA, Ngành sơn ô tô được xếp vào nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp ngành sơn ô tô được hưởng các chính sách thuế, tín dụng, đầu tư và xuất khẩu ưu đãi của Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ thương hiệu và chống hàng nhái hàng giả. 

                                                                                         Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *