Người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù lên đến bao nhiêu năm?

Hành vi tạt sơn lên xe ô tô không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho chủ xe mà còn gây bức xúc trong dư luận. Vậy người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù hay chịu mức phạt như thể nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù

Người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù lên đến bao nhiêu năm?
Người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù lên đến bao nhiêu năm?

Việc những trường hợp xe ô tô bị người dân tự ý đổ sơn, bôi bẩn, cào xước…nhằm mục đích “dằn mặt” chủ xe. Nhiều người cho rằng, lòng đường, vỉa hè trước cửa ngõ đi vào nhà cũng thuộc quyền quản lý, sử dụng của gia đình. Do vậy, họ tỏ ra khó chịu với những chiếc xe đỗ trước cửa, nhất là những hộ kinh doanh tại các thành phố lớn.

Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định việc tạt sơn lên xe ô tô của người khác có dấu hiệu của hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 15 Nghị định 144/2021, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Trường hợp giá trị tài sản bị hủy hoại đủ để cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, theo quy định tại điều 178 bộ luật Hình sự.

Trong đó, người nào hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã vi phạm xử phạt hành chính mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự…thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, thì bị phạt từ từ 2 – 7 năm; phạm tội gây thiệt hại cho tài sản giá trị từ 200 triệu đồng dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt từ từ 5 – 10 năm; phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 – 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 – 5 năm. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp tạt sơn vào xe chắc chắn là hành vi xâm phạm tài sản, người thực hiện hành vi phải bồi thường cho chủ xe thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Hai bên có quyền thỏa thuận việc bồi thường, trường hợp không thể thỏa thuận thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường. Việc khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật.

Qua vụ việc này, người dân và đặc biệt là cộng đồng lái xe mong muốn cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, điều tra và có hình thức trừng trị những thích đáng những kẻ manh động, hủy hoại tài sản, phương tiện của người khác. Đồng thời, răng đe những hành vi tương tự trên tinh thần thượng tôn pháp luật, hướng tới xây dựng văn hóa giao thông văn minh hơn.

Có thể bạn quan tâm Cách sử dụng đất sét tẩy bụi sơn hiệu quả tức thì

Đậu xe chắn cửa nhà có vi phạm pháp luật?

Đậu xe chắn cửa nhà có vi phạm pháp luật
Đậu xe chắn cửa nhà có vi phạm pháp luật

Trong một số vụ việc tại sơn, vẽ bật hay xì lốp ô tô, nguyên nhân xuất phát từ việc tài xế ô tô đậu trước nhà hoặc cửa hàng. Chủ nhà hoặc chủ cửa hàng cho rằng việc đậu xe gây cản trở thực hiện hành vi như đã liệt kê. Đậu xe như vậy tài xế có vi phạm hay không?

Luật sư Hà Công Tâm viện dẫn Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định một số mức phạt liên quan đến hành vi dừng, đậu xe không đúng nơi quy định.

Trong đó, phạt 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển ô tô dừng xe, đậu xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đậu xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đậu xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy…

Hoặc phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với hành vi đậu xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; đậu xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đậu xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đậu, để xe ở hè phố trái quy định pháp luật; đậu xe nơi có biển cấm đậu xe…

Như vậy, có rất nhiều trường hợp đậu xe không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt, nhưng trong số này không bao gồm việc đậu xe chắn ngang nhà dân hoặc cửa hàng kinh doanh. Nói cách khác, nếu tài xế đậu xe trước cửa nhà hoặc cửa hàng kinh doanh, mà không vi phạm trong các hành vi được nêu tại Nghị định 100/2019 thì không bị xử phạt.

Trường hợp ô tô đậu trước cửa nhà hoặc cửa hàng, chủ nhà hoặc chủ cửa hàng nên bình tĩnh liên hệ với chủ xe để yêu cầu họ điều khiển xe đi chỗ khác. Nếu chủ xe không chịu điều khiển xe, cố tình để chỗ cũ hoặc không liên lạc được với chủ xe. Chủ nhà lúc này có thể liên hệ công an sở tại đề nghị hỗ trợ xử lý. Trường hợp tạt sơn, đập phá hoặc gây hư hỏng đến xe, tùy hành vi và tính chất, mức độ gây ra, người thực hiện có thể chịu chế tài như đã nêu trên.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích cho bạn về việc người tạt sơn ôtô có thể bị phạt tù lên đến bao nhiêu năm? Đừng quên theo dõi website mỗi ngày để cập nhật thông tin thú vị bạn nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *