Các loại cầu nâng ô tô chuyên dụng trên thị trường hiện nay

Hiện nay việc sử dụng cầu nâng không còn quá xa lạ tại những tiệm rửa xe hay chăm sóc xe từ nhỏ tới lớn trên toàn quốc, đối với những người đang có nhu cầu kinh doanh ngành nghề này thì việc lựa chọn cầu nâng sau cho phù hợp là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là các loại cầu nâng chuyên dụng trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo để lựa chọn được loại cầu nâng phù hợp nhất đối với cơ sở kinh doanh của mình.

Cầu nâng ô tô chuyên dụng là gì?

Các loại cầu nâng ô tô chuyên dụng trên thị trường hiện nay
Các loại cầu nâng ô tô chuyên dụng trên thị trường hiện nay

Cầu nâng ô tô chuyên dụng là một thiết bị chuyên dụng để nâng hạ xe khi rửa hoặc bảo dưỡng xe. Đây là thiết bị quan trọng phổ biến tại các gara ô tô hay trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp. 

Với thiết kế hiện đại thì hiện nay cầu nâng khá đa dạng về kiểu dáng, kích thước cũng như khả năng chịu tải khi đi vào hoạt động. Cầu nâng hiện nay sử dụng rộng rãi hơn và giúp công việc rửa hay chăm sóc xe thuận tiện hơn, mang lại hiệu quả cao và sự chuyên nghiệp. 

Các loại cầu nâng chuyên dụng trên thị trường hiện nay

Với tác dụng rất lớn của cầu nâng thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cầu nâng chuyên dụng đa dạng khác nhau. Dưới đây là một số loại cầu nâng chuyên dụng phải kể đến như:

Cầu nâng 1 trụ

Cầu nâng 1 trụ là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, loại cầu nâng này phổ biến tại các tiệm rửa xe ô tô quy mô lớn, trung tâm và gara chăm sóc xe chuyên nghiệp. Một số điểm nổi bật của dòng cầu nâng này:

Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE
Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE
  1. Thường khả năng chịu lực có thể lên đến 4 tấn và đáp ứng được những dòng xe như xe con, xe du lịch, xe tải 
  2. Vận hành êm ái và dễ thao tác trong việc nâng hj hay bảo dưỡng
  3. Khả năng xoay 360 độ, cho phép điều chỉnh độ cao của ty nâng, phù hợp nhu cầu sử dụng.
  4. Dễ dàng vệ sinh các khu vực khó xử lý của xe như: Mâm, gầm xe..
  5. Giá thành cầu nâng 1 trụ dao động từ 55-75 triệu đồng

Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô phổ biến với hai loại chính là loại âm nền và lắp nổi, có thể tham khảo 2 loại sau

  • Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE bàn nâng nổi
  • Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE bàn nâng âm nền

Cầu nâng 1 trụ cũng là loại sử dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như các nước khác do đường xá chưa đồng bộ cũng như nhu cầu sử dụng tăng cáo khiến việc vệ sinh gầm xe trở nên phổ biến hơn. 

Cầu nâng 4 trụ

Khả năng sức nâng của cầu nâng 4 trụ có thể lên tới 25 tấn và cho phép sử dụng nâng hạ nhiều phương tiện khác nhau. Cầu nâng 4 trụ thực chất là phiên bản nâng cấp của cầu nâng 2 trụ vậy nên chi phí lắp đặt hay bảo dưỡng sẽ cao hơn loại cầu nâng 2 trụ trên thị trường.

Cầu nâng 4 trụ sở hữu một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Cho phép người dùng có thể nâng hạ xe ở những độ cao khác nhau 
  • Có thể nâng những xe có trọng tải lớn từ 4 đến 25 tấn
  • Cho khả năng hoạt động bền bỉ và tần suất làm việc liên tục
  • Hỗ trợ cho việc kiểm tra, tháo lắp các bộ phận ở gầm xe ô tô
Cầu nâng 4 trụ
Cầu nâng 4 trụ

Về cấu tạo hầu hết cầu nâng hiện nay hoạt động bằng hệ thống thủy lực và chỉ có một số sử dụng hệ thống vít me. Vậy nên cầu nâng sử dụng hệ thống thủy lực sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như:

  1. Hệ thống 4 phanh trụ 
  2. Hệ thống đường ống cấp và dẫn dầu thủy lực
  3. Hệ thống bàn nâng
  4. Phụ kiện đi kèm khác

Giá cầu nâng 4 trụ hiện có trên thị trường sẽ dao động từ 45-160 triệu đồng tùy vào thương hiệu, mẫu mã cũng như khả năng hoạt động. Vậy nên tùy vào tài chính cũng như mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn được loại cầu nâng phù hợp nhất.

Cầu nâng 2 trụ 

Cầu nâng 2 trụ được sử dụng phổ biến tại các trạm sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp, thiết bị này hỗ trợ quá trình nâng hạ làm sạch cũng như sửa chữa xe được thuận tiện hơn nhờ hai thanh trụ ở hai bên kết hợp cùng hai cánh tay bên thân trụ.

Cầu nâng sửa chữa ô tô 2 trụ được thiết kế khá đơn giản bao gồm các bộ phận chính sau:

Cầu nâng 2trụ 
Cầu nâng 2 trụ
  1. Trụ nâng cầu: Hai thanh trụ của cầu nâng đặt cách nhau một khoảng vừa phải phù hợp với kích thước của xe.
  2. Cánh tay giữ xe: Hai cánh tay hai bên trụ đảm nhận chức năng giữ xe cố định trong quá trình nâng lên hạ xuống và đảm bảo về mặt an toàn cho xe cũng như người sử dụng.
  3. Bộ cảm biến: Bộ phận này đảm bảo an toàn cho hệ thống cảm biến khi thiết bị gần chạm đỉnh sẽ tự động dừng và thiết bị này chỉ có ở cầu nâng giằng trên.
  4. Khóa an toàn: Được thiết kế hai bên trụ, đảm bảo sự an toàn cho xe và tránh được những sự cố có thể xảy ra trong quá trình nâng hạ xe.
  5. Dầu thủy lực: Dầu thủy lực kết hợp bơm thủy lực để cung cấp cho cầu nâng nguồn nhiên liệu để cầu nâng vận hành ổn định.
  6. Bơm thủy lực: Đẩy dầu thủy lực phục vụ tốt trong quá trình vận hành cầu nâng.

Cầu nâng cắt kéo

Tương tự như các loại cầu nâng khác thì cầu nâng cắt kéo đảm bảo khả năng nâng lên hạ xuống cho xe ô tô, giúp thay đổi vị trí xe trong quá trình sửa chữa. Loại cầu nâng này sở hữu một số đặc điểm sau:

Cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng cắt kéo
  • Thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt chìm dưới sàn nên tiết kiệm được diện tích tối đa và phù hợp với những tiệm có quy mô và diện tích chật hẹp.
  • Thiết bị dễ sử dụng và an toàn trong quá trình nâng hạ xe.
  • Giúp việc hỗ trợ nâng hạ xe hiệu quả và tiết kiệm tối đa thời gian.
  • Thích hợp cho công việc cân chỉnh góc đặt bánh xe bằng thiết bị kiểm tra góc bánh xe công nghệ 3D.
  • Có 2 kiểu là nâng gầm và nâng toàn xe.

Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng chuyên dụng

Khi sử dụng cầu nâng chuyên dụng trong việc rửa xe cũng như bảo dưỡng hay chăm sóc xe cần tuân thủ những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người sử dụng:

Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng chuyên dụng
Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng chuyên dụng
  • Không sử dụng cầu nâng với những mục đích khác sẽ làm cầu nâng dễ hỏng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng.
  • Không sử dụng quá trọng tải quy định sẽ làm giảm tuổi thọ của cầu nâng và tốn kém hơn cho việc sửa chữa sau này.
  • Người vận hành cầu nâng cần nắm rõ kỹ thuật để vận hành máy được tốt nhất và dễ dàng kiểm soát khi máy xuất hiện những trục trặc.
  • Vệ sinh cầu nâng thường xuyên để tránh những vết bẩn lâu ngày làm ảnh hưởng tới cầu nâng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Kiểm tra phốt cầu, nhớt thường xuyên, đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nước nên rất dễ bị ăn mòn.
  • Ty nâng rất dễ bị ảnh hưởng vậy nên cần nâng xe ở mức tối đa.
  • Không nâng xe khi đang có người ngồi bên trong xe để đảm bảo an toàn cho người cũng như cầu nâng khi vận hành.

Trên là những thông tin về các loại cầu nâng ô tô chuyên dụng trên thị trường hiện nay, hy vọng những thông trên sẽ hữu ích đối với bạn trọng việc lựa chọn và sử dụng cầu nâng bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *