Các phụ kiện ô tô gây nguy hiểm khi sử dụng sai cách (+6 loại)

Thị trường phụ kiện ô tô gần đây khá sôi động khi cập nhật rất nhiều mẫu mã mới đủ để đáp ứng mọi nhu cầu người sử dụng, bên cạnh những loại phụ kiện “nên có ” thì một số các phụ kiện ô tô gây nguy hiểm khi sử dụng sai cách lại được sử dụng khá phổ biến. Dù chỉ là phủ kiện nhỏ, không giá trị nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông, cùng chúng tôi điểm qua những loại phụ kiện sau.

Các phụ kiện ô tô gây nguy hiểm khi sử dụng sai cách

Các phụ kiện ô tô gây nguy hiểm khi sử dụng sai cách
Các phụ kiện ô tô gây nguy hiểm khi sử dụng sai cách

Trên thực tế, có không ít vụ tai nạn xảy ra do thói quen sử dụng phụ kiện ô tô một cách vô tội vạ. Những đồ trang trí, chốt dây an toàn, phim cách nhiệt giả…vô tình là nguyên nhân khiến chủ xe lúng túng, không xử lý kịp thời khi xe xảy ra sự cố. Dưới đây là một số phụ kiện có thể gây nguy hiểm cho dùng khi trang bị trên ô tô như sau.

Chốt dây an toàn “ giả”

Chốt dây an toàn “ giả”
Chốt dây an toàn “ giả”

Nếu dây đai an toàn là một bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô khi nó là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và đảm nhận vai trò giữ an toàn cho những người ngồi trên xe. Cơ chế làm việc của dây toàn là nó có thể kéo ra bình thường với tốc độ chậm nhưng lại bị giữ chặt nếu như dây kéo ra quá nhanh.

Thì chốt dây an toàn là loại phụ kiện giúp người dùng “đánh lừa” hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn trên ô tô. Nhiều  chủ xe thường mua chốt thắt dây an toàn cắm vào ổ khóa chốt để hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn không còn phát ra âm thanh cảnh báo.  Khi sử dụng xe không cần thắt dây an toàn ở mỗi vị trí ghế nhưng hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn trên ô tô không đưa ra cảnh báo.

Việc sử dụng loại phụ kiện này có thể không đảm bảo an toàn cho người dùng ô tô, bởi trong một số trường hợp khi xảy ra va chạm, người ngồi trong xe sẽ gặp nguy hiểm, tăng khả năng chấn thương. Thậm chí khi túi khí bung cũng rất dễ gây chấn thương cho người dùng. Do đó, đây là loại phụ kiện gây nguy hiểm cho người dùng vậy nên hãy bỏ ngay và giữ thói quen thắt dây an toàn mỗi khi sử dụng xe.

Đồ trang trí đặt trên táp-lô

Đồ trang trí đặt trên táp-lô
Đồ trang trí đặt trên táp-lô

Đây là trường hợp phổ biến mà mỗi chủ xe gặp phải, để trang trí cho xe không ít người dùng sẵn sàng chi tiền mua những phụ kiện gắn lên xe như túi thơm, tượng gỗ, gấu bông…đặt ngay trên táp-lô. 

Những phụ kiện trang trí này tưởng chừng chỉ mang tính thẩm mỹ, nhưng nhiều chủ xe quá lạm dụng trang trí quá nhiều có thế gây hại cho chính người dùng. Không chỉ gây cản trở tầm nhìn của người lái, các loại phụ kiện này có thể rơi ra bất kỳ khi xe đi qua chướng ngại vật. 

Trường hợp đồ vật rơi ra rơi vào kính chắn gió gây nứt vỡ khi xe tăng tốc hay va chạm. Ngoài ra khi vật dụng đặt lên bề mặt che túi khí bên ghế phụ, chúng có thể làm những vật dụng này bắn vào người ngồi trong khoang lái và gây chấn thương.

Đệm gấp trải, treo trên ghế sau

Đệm gấp trải, treo trên ghế sau
Đệm gấp trải, treo trên ghế sau

Trên thị trường xuất hiện một loại đệm trải trên hàng ghế sau, kèm dây treo vắt lên tựa lưng ghế trước giúp bề mặt đệm che phủ cả khu vực để chân của hàng ghế sau. Loại phụ kiện này được không ít người lựa chọn để gắn và sử dụng trong các chuyến đi đường dài để tạo không gian giúp người ngồi ở phía sau có thể nằm, duỗi chân.

Tuy nhiên, tiện đâu chưa thấy những việc gắn loại đệm vào tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cho người dùng. Bởi không chỉ khiến người ngồi ghế trước khó khăn việc điều chỉnh tựa lưng, việc bề mặt đệm phủ lên đệm ghế khiến cho người ngồi sau. Thậm chí không thể thắt dây an toàn, tư thế ngồi không đúng. Do đó, rất dễ chấn thương khi xảy ra va chạm.

Giá kẹp điện thoại trên vô-lăng

Giá kẹp điện thoại trên vô-lăng
Giá kẹp điện thoại trên vô-lăng

Loại phụ kiện này thường được nhiều lái xe, đặc biệt là các tài xế lái xe công nghệ chọn mua để sử dụng. Theo đó, để có thể theo dõi thông tin hay bản đồ qua điện thoại, một số lái xe thường mua giá kẹp điện thoại gắn trên vô-lăng để vừa lái xe, vừa để tiệm quan sát. 

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ khiến tài xế khó có thể duy trì sự tập trung. Thứ hai, giá kẹp điện thoại trên vô-lăng không chỉ làm che thông tin hiển thị trên màn hình mà còn gây vướng víu khi đánh lái, qua đó rất dễ dẫn đến tai nạn.

Phim cách nhiệt

Phim cách nhiệt
Phim cách nhiệt

Ở một số quốc gia, việc dán phim cách nhiệt được quy định rõ, bao gồm cả độ tối đa mà xe được phép dán. Tại Việt Nam chưa có quy định rõ ràng, do một số tài xế thường yêu cầu dán các loại phim có độ tối cao để tăng hiệu quả cách nhiệt. Tuy nhiên, các loại phim này sẽ khiến tài xế giảm tầm nhìn vào buổi tối, vì độ cản sáng lớn ít ánh sáng bên ngoài lọt vào xe hơn. Do đó, tài xế không nên chọn loại phim quá tối và nên thử hiệu quả của phim cả buổi sáng và buổi tối trước khi quyết định dán lên xe.

Thông tin liên quan: Cách nhận biết phim cách nhiệt thật và giả

Thảm sàn 

Thảm sàn ô tô
Thảm sàn ô tô

Thảm sàn một phụ kiện thông dụng trong nội thất, giúp tránh bụi bẩn, nước, bùn từ giày dép bám vào lớp lót nỉ bên trong, vốn khó vệ sinh nếu bị dính các chất bẩn dạng lỏng. Hầu hết các xe đều được trang bị chốt gắn thảm ở ghế lái và ghế phụ, nhằm cố định thảm, ngăn tình trạng trượt khỏi vị trí gây cản trở bàn đạp. 

Tài xế chọn đúng chủng loại thảm và gắn thảm đúng cách nhằm luôn đảm bảo an toàn tối đa khi lưu thông trên đường. Các chuyên gia khuyến cáo tài xế chỉ nên dùng một lớp thảm và phải lắp thảm đúng chủng loại, kích thước cho mẫu xe sử dụng.

Ngoài ra, thảm phải được cố định ở sàn xe bằng các chốt tránh tình trạng chồng lên nhau. Vì lúc này lớp thảm ở trên không được cố định bởi chốt, khiến dễ trượt. Ngoài ra tài xế nên vệ sinh không chỉ ở thảm, mà còn ở phần sàn xe bên dưới lớp thảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *