Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin

Việc tìm hiểu kỹ về cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin có thể giúp bạn ứng xử chuẩn mực và bình tĩnh hơn khi ở trong hoàn cảnh này. Dù bạn có mắc lỗi hay không thì việc chuẩn bị tâm lý trước sẽ giúp ích khá lớn nếu chẳng may bị CSGT yêu cầu dừng xe.

Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin

Bình tĩnh khi CSGT yêu cầu dừng xe

Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin
Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin

Phản ứng của nhiều người khi rơi vào tình trạng này là lo lắng, khó chịu, thậm chí là quay đầu chạy ngay khi bị CSGT thổi còi. Do đó, khi CSGT yêu cầu dừng xe bạn nên giữ thái độ bình tĩnh khi giao tiếp với CSGT. Vì nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói đều căn cứ vào pháp luật. 

Với ô tô, khi nhận thấy hiệu lệnh tiến sát hãy bật đèn dừng khẩn cấp, giảm tốc độ từ từ và quan sát mọi phương hướng. Sau đó mới cho xe vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn. Đối với xe máy, bật xi nhan phải và quan sát thật kỹ rồi tấp vào lề, dừng xe vào vị trí theo chỉ dẫn CSGT.

Cư xử đúng mực khi giao tiếp với CSGT

Cư xử đúng mực khi giao tiếp với CSGT
Cư xử đúng mực khi giao tiếp với CSGT

CSGT sẽ luôn giữ đúng nguyên tắc và cư xử lịch sự với người tham gia giao thông bằng cách đưa tay chào trước khi trao đổi. Thái độ của bạn có thể góp phần thay đổi cục diện cuộc giao tiếp và quá trình xử lý vụ việc sang hướng mềm mỏng hoặc cứng rắn.

Trong quá trình làm việc bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ (nếu có). Cần sử dụng đại từ nhân xưng cho phù hợp, đúng tên tuổi và cấp bậc với CSGT để chứng tỏ bạn hiểu pháp luật. Tránh tranh cãi hay những cảm xúc cá nhân khi tranh luận với CSGT để tránh gặp rắc rối bị xử phạt thêm những lỗi khác. Nếu phát hiện CSGT có tác phong không đúng, có mùi rượu bia hay thực hiện sai luật thì kiên quyết không ký vào biên bản.

Nhận lỗi nếu lối vi phạm đúng

Nhận đúng lỗi sai phạm
Nhận đúng lỗi sai phạm

Khi bị CSGT thổi còi, bạn cần xem lại bản thân đã chạy xe đúng chưa, nhận thức lỗi sai và thành khẩn nhận lỗi là cách giúp bạn tạo được thiện cảm. Nếu CSGT chỉ ra đúng lỗi, hãy tuân thủ và xuất trình giấy tờ để quá trình xử lý nhanh chóng.

Nếu bạn thấy lỗi của bản là vô tình, đó là những lỗi nhẹ, bạn có thể trình bày lý do, CSGT có thể chỉ nhắc nhở mà không xử phạt hành chính. Sự hiểu biết và cách hành xử đúng mực vừa là cách giúp bạn tuân thủ pháp luật, đồng thời còn giúp bạn tránh những phiền phức không đáng có.

Nếu bạn cảm thấy mình không sai, bạn nên cẩn trọng trả lời những câu hỏi của CSGT. Bởi nếu không giải thích thỏa đáng, thì lúc này bạn đã phạm luật nhưng vẫn cố cãi.

Hiểu rõ luật an toàn giao thông đường bộ

Hiểu rõ luật an toàn giao thông đường bộ
Hiểu rõ luật an toàn giao thông đường bộ

Việc hiểu rõ luật giao thông không chỉ giúp bạn tự tin hơn bảo vệ quyền lợi bản thân và giúp bạn tự tin bảo vệ quyền lợi bản thân. Quan trọng hơn là hiểu rõ luật an toàn giao thông đường bộ sẽ giúp bạn tham gia giao thông an toàn, văn minh và chuẩn mực hơn.  Nếu bạn cho rằng có sự vi phạm trong quá trình kiểm tra của cảnh sát giao thông, hãy ghi chép thông tin về sự việc, bao gồm tên và hồ sơ của họ. Hãy nhớ rằng, tuân thủ luật pháp là trách nhiệm của bạn. Hãy chấp nhận nếu đúng và chịu các hình phạt tương ứng.

Kiểm tra hành chính thì nhất thiết phải có chuyên đề, mệnh lệnh hay kế hoạch do trưởng công an cấp huyện trở lên ký duyệt. Nếu xử lý lỗi vi phạm pháp luật giao thông thì bắt buộc CSGT phải chứng minh được lỗi bằng hình ảnh/ video. Vì thế, không bao giờ ký vào biên bản nếu CSGT chưa chứng minh được lỗi.

Kiểm tra và đọc kỹ biên bản vi phạm

Kiểm tra và đọc kỹ biên bản vi phạm
Kiểm tra và đọc kỹ biên bản vi phạm

Nếu bạn gặp phải vấn đề về tâm lý khiến bạn xao nhãng dẫn đến phạm luật như tin buồn, người thân gặp chuyện hay vừa trải qua cú sốc lớn, thì bạn nên trình bày với CSGT để nhận được sự cảm thông.

Lưu ý việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo rõ về lỗi vi phạm. Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất 2 bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản CSGT giữ. Biên bản được ban hành theo đúng mẫu quy định và có dấu đỏ, số thứ tự.

Sau khi biên bản được lập, bạn cần cân đối chiếu nội dung trong biên bản trình bày lỗi vi phạm có đúng hay không, nếu  chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại trước khi ký. Nếu bạn có ý kiến nào bạn có thể ghi ở mục ý kiến của người vi phạm trước khi ký tên, nếu thấy biên bản có gì sai sót bạn có quyền từ chối ký tên.

Ghi lại quá trình làm việc nếu cần

Ghi lại quá trình làm việc nếu cần
Ghi lại quá trình làm việc nếu cần

Nếu bạn cảm thấy bị xử phạt oan và muốn khiếu nại, lúc này bạn phải nắm rõ vị trí bị phạt, ngày giờ bị, vấn đề bạn cho rằng mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn. Hãy ghi nhận lại nhiều bằng chứng để tăng nguy cơ lấy lại công bằng. Do đó, bạn có thể quay phim, ghi âm lại cuộc trò chuyện giữa bạn và CSGT.

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi về việc sử dụng máy quay, ghi âm khi làm việc với CSGT. Do đó, bạn nên lịch sự thông báo lý do quay chụp hay ghi âm. Thực tế bạn hoàn toàn được phép ghi âm, quay hình nhằm giám sát CSGT làm việc, nhưng bạn nên làm một cách lịch sự để tránh mâu thuẫn với CSGT.

Những chia sẻ trên về cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin, hy vọng hữu ích cho bạn trong trường hợp không may vi phạm luật giao thông. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

  1. Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu năm 2024?
  2. #8 Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp tại Việt Nam bạn cần nắm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *