Khi tài xế nói rằng “xe bị bồng bềnh” thường có nghĩa là xe của bạn đang trải qua tình trạng không ổn định trong quá trình lái xe. Điều này có thể gây ra một loạt các vấn đề và cảm giác không an toàn khi tham gia giao thông. Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe xảy ra tình trạng này, sau đây là Cách khắc phục xe ô tô bị bồng bềnh bạn có thể áp dụng như sau
Cách khắc phục xe ô tô bị bồng bềnh
Thường để khắc phục tình trạng xe bị bồng bềnh thì điều lưu ý đầu tiên là xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính và cách khắc phục, tài xế có thể tham khảo và áp dụng cho xe của mình.
Giảm xóc yếu hoặc hỏng
Hệ thống treo gồm hai thành phần chính là phần tử đàn hồi và phần tử giảm chán. Với phần tử đàn hồi thường gọi là giảm xóc, tùy từng loại hệ thống treo mà bộ phận này có thể là nhíp lá, lò xo hay bóng hơi. Nhưng đều chung tác dụng là giảm biên độ dao động cho xe khi qua những cung đường không bằng phẳng. Còn về phần tử đàn hồi, với công dụng chính là dập tắt dao động nhanh chóng, giúp tối ưu quá trình giảm biên độ dao động.
Trong quá trình sử dụng, nếu giảm xóc không đảm bảo được độ cứng thì dù đi qua đoạn đường mấp mô nhưng biên độ dao động lớn cũng dẫn đến cảm giác bồng bềnh. Phần tử đàn hồi gặp hư hỏng thì khi đó thời gian dao động sẽ kéo dài dẫn tới xe có cảm giác chòng chành.
Ngoài ra, nếu giảm xóc bị hỏng, chảy dầu, hỏng phớt…sẽ gây thiệt hại đến nhiều bộ phận khác của xe, làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm cũng như mức độ an toàn của hành khách trên xe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn tới cảm giác bồng bềnh khi xe di chuyển.
Thành lốp mỏng
Thành lốp mỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe bồng bềnh, khi di chuyển trên đường có thể tạo cảm giác lệch, không chắc chắn. Thành lốp bị mỏng dễ dẫn đến nổ lốp. Đặc biệt khi chạy qua ổ gà, vì thành cao su của lốp mỏng dễ bị kẹp giữ đường và gờ của vành lazang, điều này khiến vành lazang dễ bị cong hoặc trầy xước. Ngoài ra, lốp thành mỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe khi mưa hoặc chạy trên đường trơn trượt.
Hư hỏng phanh xe
Nguyên nhân khiến cho xe gặp bồng bềnh là do đĩa phanh bị cong vênh bởi thường xuyên hoạt động ở nhiệt độ cao. Trong tình huống này, nếu tài xế càng nhấn mạnh chân phanh thì càng làm cho chiếc xe bị rung lắc và bồng bềnh. Vì vậy, cách khắc phục xe tốt nhất là phải thay dĩa phanh mới cùng các chi tiết có liên quan khác.
Cách khắc phục: Thay lốp có thành dày hơn, lốp thành thấp. Do biên độ nhún ít hơn nên lốp thành thấp sẽ cho cảm giác êm ái, bớt bồng bềnh.
Áp suất lốp có vấn đề
Nếu áp suất lốp thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất không chỉ gây mất an toàn, tốn nhiên liệu mà còn khiến người dùng có cảm giác lái không ổn định hay xe bồng bềnh bất thường. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa áp suất của 4 lốp xe cũng khiến xe bị mất thăng bằng, lệch lái và khó kiểm soát.
Trường hợp lốp xe quá căng, khi di chuyển qua ổ gà, cảm giác xóc này sẽ khiến người ngồi trên xe khó chịu và tạo thêm áp lực cho hệ thống treo. Ngoài ra, lốp ô tô vốn được cấu thành từ các sợi bố cao su đan vào nhau, khi áp suất bên trong quá lớn, các sợi bố này sẽ bị kéo căng và dồn xuống vị trí tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, nếu chạy trên địa hình không bằng phẳng có thể dẫn đến nổ lốp.
Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, việc giữ cho áp suất lốp luôn tâm đạt chuẩn giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng đồng hồ bơm lốp đê kiểm tra kịp thời áp suất lốp, tránh tình trạng lốp quá căng hay quá non khi di chuyển.
Có thể bạn cũng đang quan tâm đến Ô tô xuống dốc nên dùng số hay dùng phanh?
Trên là những chia sẻ hữ ích về cách khắc phục xe ô tô bị bồng bềnh, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác về xe hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé.