Nguyên nhân và hậu quả khi đĩa phanh ô tô bị rỉ sét

Đĩa phanh ô tô bị rỉ sét vì một số đĩa phanh được hình thành từ chất liệu thép. Do thời gian sử dụng, thép tiếp xúc với oxi và các tác nhân bên ngoài như bụi, nước mưa, bùn đất…trong một khoảng thời gian dài nhưng không được vệ sinh sẽ gây ra tình trạng oxi hóa hay còn gọi là gỉ sét. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả cũng như cách xử lý tình trạng này thì bạn có thể theo dõi ngay nội dung sau.

Nguyên nhân và hậu quả khi đĩa phanh ô tô bị rỉ sét

Nguyên nhân gây rỉ sét trên đĩa phanh

Nguyên nhân và hậu quả khi đĩa phanh ô tô bị rỉ sét
Nguyên nhân và hậu quả khi đĩa phanh ô tô bị rỉ sét

Đĩa phanh ô tô bị rỉ sét là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là khi xe ít được sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách. Dưới đây là một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này:

  • Tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao: Khi dĩa phanh tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao, ví dụ như khi lái xe trong điều kiện mưa lớn, nước từ đường phố hoặc bánh xe có thể dẫn vào và làm ẩm đĩa phanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành rỉ sét trên bề mặt của dĩa phanh.
  • Sử dụng phanh khi đĩa phanh còn nóng: Khi sử dụng phanh liên tục trong quãng đường dài hoặc khi phanh quá mạnh, đĩa phanh có thể trở nên quá nóng. Nếu bạn tiếp tục phanh trong tình trạng đĩa phanh còn nóng sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể gây ra hiện tượng rỉ sét.
  • Môi trường lái xe có khí hậu ẩm ướt hoặc muối: Khí lái xe trong môi trường có độ ẩm cao hoặc đường bị tẩm muối (tại khu vực biển), đĩa phanh dễ bị tác động bởi độ ẩm và các chất tạo muối. Những yếu tố này làm tăng khả năng hình thành rỉ sét trên bề mặt của đĩa phanh.
  • Chất lượng vật liệu đĩa phanh kém: Đĩa phanh làm từ vật liệu kém chất lượng hoặc không có lớp bảo vệ chống rỉ sẽ dễ bị ăn mòn hơn trong môi trường ẩm.
  • Thiếu bảo dưỡng định kỳ: Không kiểm tra, làm sạch dĩa phanh thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rỉ sét, nhất là trong môi trường có nhiều bụi bẩn và ẩm.

Để tránh tình trạng rỉ sét trên đĩa phanh, cần chú ý đảm bảo hệ thống phanh khô ráo sai khi tiếp xúc với nước, tránh phanh quá mạnh và kiểm tra định kỳ hệ thống phanh để phát hiện và xử lý sớm những vấn đề liên quan rỉ sét.

>> Có thể bạn quan tâm: Bụi Phanh – Tác nhân gây hư hại vành ô tô?

Hậu quá của rỉ sét trên đĩa phanh

Hậu quá của rỉ sét trên đĩa phanh
Hậu quá của rỉ sét trên đĩa phanh

Rỉ sét trên đĩa phanh có thể gây ra nhiều vấn đề và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất và an toàn khi lái xe. Dưới đây là những hiệu quả chính của rỉ sét trên đĩa phanh.

  • Hiệu suất phanh giảm: Rỉ sét tạo ra một lớp màng oxit trên bề mặt đĩa phanh, làm giảm khả năng ma sát giữa đĩa phanh và bộ phanh. Điều này dẫn đến hiệu suất phang giảm, khiến thời gian và khoảng cách phanh tăng lên.
  • Mất cảm giác phanh: Rỉ sét có thể làm cho cảm giác khi nhấn pedan phanh trở nên không nhạy bằng việc giảm khả năng truyền đạt lực phanh từ pedan đến bộ phanh. Điều này làm mất đi sự kiểm soát và đáng tin cậy khi phanh, gây ra sự bất an cho người lái.
  • Khoảng cách phanh tăng: Do hiệu suất phanh giảm, rỉ sét trên đĩa phanh làm tăng khoảng cách dừng xe. Thời gian cần thiết để dừng xe từ tốc độ cao sẽ tăng lên, đặc biệt trong tình huống cần phanh gấp để tránh tai nạn hoặc nguy hiểm.
  • Màu mòn và hư hỏng hệ thống phanh khác: Rỉ sét có thể gây ra mài mòn và hư hỏng cho các bộ phận khác của hệ thống phanh, bao gồm bộ phận truyền lực, bốn bánh xe và bạc đạn. Việc hoạt động không hiệu quả của đĩa phanh có thể dẫn đến áp lực lớn hơn đối với các bộ phận khác và làm giảm tuổi thọ của chúng.

Để duy trì hiệu suất và an toàn của hệ thống phanh, cần chú ý đến vấn đề rỉ sét và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để giữ cho đĩa phanh luôn trong tình trạng tốt nhất.

Xem thêm:

Đĩa phanh ô tô bị rỉ sét xử lý như thế nào?

Dung dịch chuyên dụng làm sạch vết ô xi hoát Disk Cleaner
Dung dịch chuyên dụng làm sạch vết ô xi hoá Disk Cleaner
  • Đối với những vết gỉ sét mới xuất hiện, ít, bạn có thể loại bỏ hoặc giảm bớt vết gỉ chỉ bằng việc sử dụng xe như thường. Khi chạy xe, má phanh sẽ cọ sát với đĩa phanh khi phanh xe và đánh bay các vết sắt/thép bị gỉ. Cuối ngày, khi không dùng xe nữa bạn nên vệ sinh đĩa phanh sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và khăn mềm là được.
  • Đối với những vết gỉ sét đã lâu, có màu nâu sẫm, diện tích gỉ sét lan rộng toàn bộ bề mặt đĩa. Nói chung tình trạng rỉ sét đã rất nặng, tốt nhất bạn nên đi thay đĩa phanh ô tô để đảm bảo an toàn. Vì khi này, phanh của bạn đã bị ăn mòn quá nhiều, phanh đã không còn ăn và làm việc hiệu quả.
  • Sau khi làm sạch gỉ sét, bạn có thể phủ lên đĩa phanh một lớp sơn chống rỉ để bảo vệ bề mặt lâu dài hơn. Lưu ý, chỉ sơn vùng không tiếp xúc trực tiếp với má phanh để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất phanh.
  • Kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ: Để ngăn ngừa rỉ sét, hãy kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh định kỳ, nếu xe ít sử dụng hãy thỉnh thoảng lái xe để duy trì độ mài tự nhiên của đĩa phanh.

Tham khảo dòng dung dịch Disk Cleaner nhập khẩu Nga với khả năng làm sạch các vết ô xi hóa, cặn canxi, rỉ sét và làm sáng bóng vành kin loại. Từ đó bảo vệ bề mặt luôn sáng bóng, không dùng với vành hợp kim Titan hoặc Alcoa.

Những chia sẻ trên về nguyên nhân và hậu quả khi đĩa phanh ô tô bị rỉ sét, hy vọng hữu ích đối với bạn. Nếu bạn thấy đĩa phanh bị rỉ sét nghiêm trọng hoặc không tự xử lý được, tốt nhất nên mang xe đến trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp để kiểm tra và làm sạch đúng cách bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *