Hỏng đèn phanh có thể khiến chủ xe tại Malaysia bị phạt tù

(Danchoixe.net) Đèn phanh trên cao hay còn được biết đến với tên đèn phanh thứ 3 là trang bị khá phổ biến trên hầu hết ô tô hiện nay, và tại Malaysia có thể phạt tiền và đi tù nếu đèn phanh thứ 3 trên ô tô hoạt động không ổn định hay bị gỡ ra.

Hỏng đèn phanh có thể khiến chủ xe tại Malaysia
Hỏng đèn phanh có thể khiến chủ xe tại Malaysia

Đèn phanh thứ 3 là trang bị khá phổ biến, trang bị này thường được gắn ở phía trên kính sau SUV, Hatchback hoặc phía dưới kính sau sedan. Loại đèn phanh này giúp các phương tiện phía sau dễ dàng nhận ra xe phía trước phanh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết không tốt.

Tại Malaysia, đèn phanh thứ 3 hỏng hoặc bị gỡ có thể khiến chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (PDRM). Mức phạt được quy định đối với lỗi này là 2.000 ringgit, tương đương 452,64 USD (khoảng 10 triệu VNĐ). Ngoài ra, chủ xe còn bị phạt tù lên đến 6 tháng.

Tại Malaysia, đèn phanh thứ 3 hỏng hoặc bị gỡ có thể khiến chủ phương tiện bị xử phạt
Tại Malaysia, đèn phanh thứ 3 hỏng hoặc bị gỡ có thể khiến chủ phương tiện bị xử phạt

Đèn phanh gặp vấn đề có thể gây ra va chạm cho phương tiện phía sau không nhận biết được xe phía trước đang giảm tốc độ. Đèn phanh là một phần của hệ thống đèn hậu trên những chiếc xe ô tô ngày nay.

Đèn phanh bắt đầu xuất hiện trên ô tô vào năm 1905 thay cho tín hiệu bằng tay để thông báo cho những xe phía sau. Đây là quy chuẩn được đưa ra sau khi lượng xe tham gia giao thông vào ban đêm trở nên nhiều hơn và chủ yếu là các vụ va chạm từ phía sau.

Đèn phanh thứ 3 là trang bị khá phổ biến
Đèn phanh thứ 3 là trang bị khá phổ biến

Năm 1974, đèn phanh trên cao hay đèn phanh thứ 3 đã trở thành 1 yêu cầu đối với tất cả các xe ô tô được lắp ráp thời điểm đó. Một cách đơn giản để tự kiểm tra đèn phanh ô tô trên xe của bạn là sử dụng điện thoại để quay video ô tô từ phía sau khi lên xe và đạp phanh trong môi trường an toàn. Hoặc bạn có thể lùi xe sát các vật cản lớn rồi đạp phanh và quan sát qua gương chiếu hậu.

Ở Việt Nam, việc sử dụng phương tiện thiếu đèn phanh có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 và 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Người điều khiển phương tiện cơ giới bị xử phạt 300.000 – 400.000 đối với ô tô và 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy.

                                                                                                          Nguồn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *