• Làm mềm vết bẩn: Bạn nên sử dụng dung dịch rửa xe chuyên dụng và khăn mềm để lau chùi. Nếu có máy rửa xe thì càng tốt, có thể dùng máy rửa xe mini dành cho gia đình hoặc nếu ở tiệm thì dùng máy rửa xe cao áp để phun xịt hiệu quả. Nên sử dụng dung dịch rửa xe hãng Grass vì chúng có khả năng đánh bay vết bẩn cứng đầu như phân chim hay bùn đất một cách nhanh chóng.  Tiến hành xịt tráng sơ qua sau đó phun dung dịch rửa xe chuyên dụng lên bề mặt, chờ vài phút cho dung dịch ngấm vào chất bẩn, phân chim để làm mềm.
  • Lau chùi vết bẩn: Sau khi làm mềm xong, sử dụng khăn lau xe chuyên dụng để lau qua nhẹ nhàng, dùng khăn lau xe chuyên dụng từ sợi microfiber để lau tránh xước xe và không để lại vệt bẩn.
  • Phun xịt lại bằng nước sạch: Sử dụng máy rửa xe để phun lại thật kỹ vị trí có dính phân chim. Sau đó dùng khăn khô lau khô x để tránh những vệt mờ.

Tại sao phân chim gây hại cho vỏ xe ô tô?

Phân chim chứa những chất gây hư hại đến vỏ xe ô tô
Phân chim chứa những chất gây hư hại đến vỏ xe ô tô
  • Sau khi lau, phân chim có thể để lại những vết mờ, đục và thậm chí là những vết gợn trên bề mặt. Vấn đề sẽ còn tồi tệ hơn nếu lớp sơn bị xước trong quá trình lau nếu chà xát quá mạnh hay sử dụng công cụ không phù hợp.
  • Nhiều năm qua, người ta vẫn cho rằng lớp sơn bóng bề mặt ô tô sẽ bị ăn mòn do tính axit của phân chim. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra lý do khác. Qua thí nghiệm, người ta phát hiện ra vào ban ngày, lớp sơn ngoài cùng ấm lên, mềm và nở ra tring khi phân chim lại trở nên khô và cứng. Sau đó, khi lớp sơn mát dần và co lại, nó giữ chặt phân đã bị cứng và để lại dấu vết không hề đẹp mắt trên bề mặt.
  • Mặc dù ảnh hưởng có thể không lớn, nhưng chỉ một lỗi nhỏ thôi cũng đã đủ tạo nên một “miếng vá” nổ bật giữa lớp sơn bóng loang xung quanh.
  • Theo nghiên cứu phân chim có thành phần gồm amôni oxalát (C2H8N204) và urát, axit phốtphoric và một số loại muối và tạp chất khác ; nitrat cũng chiếm hàm lượng cao trong phân chim.
  • Theo phân tích hoá học, phân chim có 11 – 16% là nitơ (chủ yếu là axit uric), 8 – 12% là axit phôtphoric và 2-3% là kali cacbonat. Những axit này đủ mạnh để ăn mòn lớp sơn bóng bề mặt. Bên cạnh đó, trong phân chim còn có sự hiện diện của muối.
  • Vì thế, khi bề mặt sơn bị dính phân chim lâu ngày, lớp sơn có hể bị ăn mòn và dẫn đến lớp kim loại bị muối làm oxi hoá, gây nên hiện tượng bong tróc. Bề mặt sơn bị ăn mòn nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và kỹ thuật sơn của nhà sản xuất.

Phần hướng dẫn làm sạch phân chim trên vỏ xe ô tô cũng đã phần nào giúp ích cho các bạn, nếu cần biết thông tin gì xin liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể nhé!