Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô dành cho người mới là câu hỏi chung của nhiều người hiện nay muốn bước chân kinh doanh lĩnh vực này. Bởi nhu cầu sử dụng xe ngày càng tăng, kéo theo đó phụ tùng đi kèm hay thay mới và bảo dưỡng cũng là phần không thể thiếu.
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô dành cho người mới
Nghiên cứu thị trường
Không chỉ riêng kinh doanh phụ tùng ô tô mà bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng cần nghiên cứu thị trường. Bạn cần lên kế hoạch, khảo sát thực tế…để có thể đánh giá nhu cầu, điều kiện của khách hàng tại khu vực đó.
Cùng với đó, việc khảo sát tình hình kinh doanh của đối thủ sẽ giúp bạn hiểu được điểm mạnh và yếu của đối thủ. Từ đó có thể tìm ra điểm nổi bật và khác biệt đối với đối thủ để việc cạnh tranh hiệu quả nhất.
Tính toán vốn kinh doanh
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh, bởi trên thực tế việc tính toán dự trù chi phí cho từng hạng mục sẽ quyết định khả năng tồn tại của cửa hàng, đặc biệt trong những tháng đầu tiên.
Cần xác định các hạng mục và quyết định bởi các yếu tố như: Quy mô kinh doanh, thuê cửa hàng, nhập hàng, thuê nhân viên…nên thương sẽ khó có được một con số cụ thể. Tuy nhiên nếu như dựa vào mức giá phụ tùng mà chi phí tối thiểu để mở cửa hàng phụ tùng sẽ dao động từ 100 – 500 triệu đồng.
Chi phí mở cửa hàng sẽ bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí mua trang thiết bị, kệ đồ, phần mềm quản lý, chi phí nhân công, chi phí điện nước…
Đăng ký kinh doanh
Trước tiên bạn cần đặt tên cho cửa hàng, đối với hàng phụ tùng ô tô thì tên cửa hàng phải đảm bảo quy tắc sau.
- Không sử dụng các từ như doanh nghiệp, công ty để làm tên cửa hàng.
- Tên cửa hàng phải có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình, tên riêng (loại hình hộ kinh doanh)
- Tên riêng cửa hàng không sử dụng các ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa hay trái thuần phong mỹ tục.
- Tên cửa hàng cần được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt kèm ký hiệu, chữ số cũng như các chữ F, J, Z, W. Tên cửa hàng cũng có thể viết tắt hoặc dùng tên tiếng anh.
- Tên cửa hàng không được giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi quận huyện.
Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Danh sách các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh
- Hồ sơ cá nhân của các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh, gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn theo quy định pháp luật.
- Hợp đồng thuê nhà (đối với trường hợp thuê mặt bằng) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp sử dụng mặt bằng do thành viên sở hữu).
Thời gian hoàn tất hồ sơ là 5 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Thuê cửa hàng
Bên cạnh việc bán hàng online, nếu muốn có một cửa hàng bán hàng offline tại các địa điểm đông dân cư hay gần các gara ô tô thì tiền thuê mặt bằng của bạn sẽ phụ thuộc vào diện tích, vị trí. Có thể ước tính trung bình khoảng cố định phải trả hàng tháng trung bình khoảng 10 – 15 triệu. Chi phí này nếu ở quê có thể rẻ hơn từ 2-4 triệu.
Tùy vào quy mô và định hướng kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn mặt bằng phù hợp. Vị trí của cửa hàng cần chú ý, bởi khách hàng là những người đi ô tô và họ cần có một nơi dễ tìm cũng như dừng đỗ để có thể thoải mái khi vào cửa hàng.
Lựa chọn nhà cung cấp
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự hài lòng cũng như khả năng quay trở lại của khách hàng. Thị trường ô tô không phải là một thị trường nhỏ mà có rất nhiều nguồn hàng. Do đó cần tìm hiểu và lựa chọn nguồn hàng chất lượng và phù hợp. Những phương pháp có thể áp dụng như:
- Làm đại lý phân phối chính thức của thương hiệu
Việc trở thành đại lý chính thức sẽ giúp bạn đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả, các phụ kiện theo xe cũng được đồng bộ hơn. Ngoài ra nguồn hàng sẽ ít bị gián đoạn, thiếu hàng vì lượng hàng luôn được đảm bảo và có sẵn.
Trở thành đại lý phân phối đồng nghĩa với việc chủ kinh doanh phải tuân thủ một số chính sách và điều kiện của thương hiệu đưa ra. Ngay cả với mức chiết khấu, doanh số, hạng mục, setup cửa hàng cũng phải đồng bộ theo quy định.
- Nhập hàng từ đại lý bán buôn
Đây được xem là đầu mối nhập hàng uy tín với chính sách tương đối tốt. Hầu hết các đại lý này thường khá dễ kiếm sẽ tối ưu thời gian tìm kiếm hơn.
Thường mặt hàng khá đa dạng, các sản phẩm độc lạ, mới thường được tìm kiếm và săn đón, chúng ta có thể dễ dàng thấy tại các đại lý bán buôn lớn. Mức giá tại đây tương đối ổn định, chính sách nhập hàng tốt dù nhập số lượng không lớn.
- Nhập hàng từ nước ngoài
Tham khảo những kênh mua hàng lớn như Taobao, 1688 hay Quảng châu…đối với những phụ kiện nhỏ lẻ.
Việc mua hàng nước ngoài yêu cầu bạn phải tìm kiếm nguồn hàng uy tín, tham khảo giá cả cũng như đánh giá trước khi nhập hàng. Tham khảo những người đi trước để tránh những rủi ro khi mua nhập hàng nước ngoài.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Phụ tùng ô tô bao gồm rất nhiều sản phẩm, do đó để tối ưu chi phí bạn có thể tập trung vào các loại sản phẩm, thương hiệu nhất định. Thông thường các loại phụ tùng được lựa chọn phổ biến bao gồm:
- Phụ tùng theo xe
- Phụ tùng động cơ
- Phụ tùng gầm
- Phụ tùng thân, vỏ
- Phụ tùng điện, điều hòa
- Phụ tùng khác
Quản lý cửa hàng
Các phần mềm quản lý là công cụ quan trọng mà chủ kinh doanh không nên bỏ qua. Hệ thống quản lý bài bản, đúng cách sẽ giúp chủ kinh doanh tiết kiệm được nhiều loại phí, thời gian và nguồn lực được giảm thiểu. Cửa hàng có thể dễ dàng quản lý toàn bộ sản phẩm, tồn kho, xuất nhập hàng hay.
Phần mềm bán hàng là một hệ thống các công cụ nhằm giúp người bán quản lý được tất cả các phân đoạn bán hàng. Từ đó giúp năng suất làm việc tăng cao, chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất, tiết kiệm chi phí.
Chiến lược kinh doanh rõ ràng
Để việc kinh doanh hiệu quả, bạn phải có một chiến lược kinh doanh tốt và biết cách quảng bá thương hiệu:
- Quảng bá thương hiệu qua các kênh website, Facebook…
- Đầu tư xây dựng các chiến dịch trên mạng xã hội như trang Youtube, Shoppe, Lazada…
- Cần có chiến lược cung cấp những giá trị chất lượng cho khách hàng.
Những thông tin về kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng ô tô dành cho người mới, Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn!