Những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước – Xem ngay

Tùy từng hãng, từng dòng xe sẽ có mức khuyến cáo khả năng lội nước khác nhau nhưng về cơ bản, nửa bánh xe là mức an toàn để xe có thể lội. Ở những mực nước cao hơn tiềm ẩn rất nhiều những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước, cụ thể được liệt kê trong nội dung sau.

Những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước

Những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước - Xem ngay
Những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước – Xem ngay

Xe ô tô hoàn toàn có khả năng di chuyển qua đường ngập với điều kiện ngập không quá sâu. Việc đi xe vào những đường ngập lụt rất dễ khiến xe bị thủy kích, hư hỏng nặng…từ đó khiến chiếc xe “mất giá” và chủ xe sẽ phải tốn kém kha khá chi phí để sửa chữa chúng. Ngoài ra còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm cho xe và người như:

Va phải vật thể lạ, hố sâu trên đường

Những đoạn đường ngập thường che những nguy hiểm trên đường ví dụ như ổ gà, tảng đá, đoạn trũng. Những thứ này có thể khiến xe ngập sâu hơn dự tính hoặc gây va chạm đến xe. Ngoài ra còn có nhiều vật thể khác ẩn dưới mặt nước, gây nguy hiểm cho xe/tài xế trong khi mưa bão, ngập lụt, ví dụ như đường dây điện đứt, cây cối bị đổ, các hóa chất độc, rác, động vật hoang dã.

Do đó, khi đi qua đoạn ngập lụt tài xế nên hiểu rõ tình trạng mặt đường, đảm bảo an toàn tối đa để đưa ra quyết định nên đi qua hay không. Nếu có nghi ngờ hoặc đi vào những đoạn đường không quen thuộc, tài xế nên đợi nước rút cho đến khi nhìn được mặt đường hoặc cho xe di chuyển hướng khác.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nước có thể lên nhanh và đột ngột
Nước có thể lên nhanh và đột ngột

Nước có thể lên nhanh và đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc kẹt và gặp khó khăn trong việc di chuyển. Đặc biệt trong trường hợp ngập lụt, dòng chảy có thể cuốn trôi cả người và phương tiện, lúc này việc thoát khỏi xe sẽ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

Đối với người đi bộ, có thể có vật dụng nguy hiểm như đinh, chai lọ hoặc các vật dụng sắc nhọn dưới nước sẽ gây tổn thương nếu dẫm phải. Nước ngập có thể chứa các chất độc hại như dầu, hóa chất hoặc chất thải từ môi trường làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để tránh những mối nguy hiểm trên, nếu có thể hãy tránh qua đường ngập nước. Nếu không thể tránh khỏi hãy thận trọng, kiểm tra độ sâu và tốc độ dòng chảy của nước và hạn chế việc sử dụng phương tiện khi không chắc chắn về độ an toàn. Ngoài ra luôn lưu ý thông tin cảnh báo và hướng dẫn từ cơ quan chính quyền địa phương.

Khó khi phải dừng phanh gấp 

Độ bám của lốp khi di chuyển trên đường ướt, ngập sẽ giảm so với khi di chuyển trên đường khô. Lốp mòn các khe thoát nước giảm tác dụng, khiến lốp thoát nước kém và dễ bị trượt nước. Điều này tương tự với phanh, khi ướt sẽ giảm khoảng cách phanh, tức cần quãng đường dài hơn để phanh đừng so với lúc phanh khô ráo. Độ bám của lốp khi di chuyển trên đường ướt, ngập sẽ giảm so với khi di chuyển trên đường khô. Lốp mòn các khe thoát nước giảm tác dụng, khiến lốp thoát nước ké và dễ bị trượt nước.

Độ bám của lốp khi di chuyển trên đường ướt, ngập sẽ giảm so với khi di chuyển trên đường khô. Lốp mòn các khe thoát nước giảm tác dụng, khiến lốp thoát nước kém và dễ bị trơn trượt nước.

Phương tiện dễ bị nước cuốn trôi

Phương tiện dễ bị nước cuốn trôi
Phương tiện dễ bị nước cuốn trôi

Điều này tương tự với phanh, khi ướt sẽ giảm khoảng cách phanh, tức cần quãng đường dài hơn để phanh đứng, so với lúc phanh khô ráo. Nếu lốp và phanh mòn, chưa thay trong thời gian dài, phương tiện dễ bị nước cuốn trôi hơn khi di chuyển trên đường ngập lụt, hiệu suất của phanh giảm đáng kể. Do đó, cần đảm bảo lốp và phanh vẫn hoạt động tốt vào mùa mưa, có thể thay thế nếu đã mòn.  Thông thường, lốp sẽ sử dụng tốt trong khoảng 50.000 – 120.000km đầu, tùy vào chủng loại, phanh nên thay mỗi 50.000 – 70.000 km, đĩa phanh 60.000 – 70.000km.

Sau khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn, cách tốt nhất để di chuyển qua đường ngập là đi chậm, dùng số thấp, giữ đều ga, không tăng tốc đột ngột, giữ khoảng cách với các xe khác. Những điều này giúp phương tiện hạn chế sóng về hai bên, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác và hạn chế tối đa tình trạng bánh trượt nước, mất độ bám với mặt đường. Sau khi thoát chỗ ngập, tài xế nên cẩn trọng vì phanh và bánh ướt sẽ khiến khoảng cách phanh đứng dài hơn.

Nước ngập chảy xiết

Nước ngập chảy xiết thành dòng dễ khiến phương tiện bị trôi hơn nước ngập tĩnh. Thep cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA), dòng nước chảy xiết là mối nguy hiểm lớn với người và phương tiện lưu thông trên đường, khi chỉ cần mực nước cao 15cm là có thể khiến người lớn té ngã và khoảng 30cm để cuốn trôi phương tiện, thậm chí là đối với những mẫu SUV kích thước lớn. Chính vì thế, tài xế nên hạn chế di chuyển khi gặp tình huống nước chảy xiết trên đoạn ngập, cho dù mực nước vẫn trong mức an toàn.

Hy vọng những thông tin về những mối nguy khi cố đi qua đường ngập nước, sẽ giúp bạn có chuyến đi an toàn và hạn chế rủi ro thấp nhất có thể. Đừng quên liên hệ chúng tôi nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *