Nếu bạn là người đam mê xe, muốn cá nhân hóa chiếc xe của mình, và sẵn sàng đầu tư chi phí thì độ xe có thể là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn sử dụng xe để đi lại thông thường hoặc không muốn ảnh hưởng đến bảo hành, độ xe có thể không phải là quyết định hợp lý. Dưới bài viết này là những thông tin về nhược điểm của việc độ xe ô tô cho an em tham khảo.
Nhược điểm của việc độ xe ô tô
Độ xe ô tô là thú vui của rất nhiều người, không chỉ thỏa mãn đam mê mà còn giúp thể hiện cá tính, phong cách và “độ chơi” của mình. Do đó, có không ít bạn mạnh tay chi ra 1 khoản tiền lớn để thay đổi diện mạo cho xế yêu của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những điều đó thì việc độ xe cũng có nhiều hạn chế, nhược điểm mà các bạn nên biết trước khi quyết định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau bài viết dưới đây nhé.
1. Chi phí không rẻ
Nhiều chiếc xe chi phí độ còn cao hơn giá mua. Các món đồ chơi để độ xe thường là những hàng hiếm nên giá khá cao, để độ được hoàn thiện 1 chiếc xe thì đòi hỏi tốn kém rất nhiều tiền bạc. Do đó trước khi độ xe các bạn nên xem xét tài chính của bạn thân để quyết định.
2. Phát sinh nhiều rủi ro
Đồng ý với việc độ xe sẽ giúp cho chiếc xe thay đổi diện mạo để chiếc xe trở nên bắt mắt và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nhiều tài xế đã phải lãnh hậu quả do những rủi ro phát sinh không mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề của thợ còn thấp hoặc vô tình để xảy ra sai sót khiến chiếc xe trở thành một sản phẩm không hoàn thiện.
Do đó để hạn chế tối đa nhất những rủi ro không mong muốn các bạn cần theo sát để kiểm tra và kiểm định từng bước thao tác của thợ. Chúng tôi khuyên các bạn nên nhờ các chuyên gia hay những người có chuyên môn trong lĩnh vực này thực hiện độ xe uy tín để hạn chế những rủi ro không đáng có.
3. Có thể bị công ty bảo hiểm từ chối chi trả
Trường hợp nếu các bạn độ vài chi tiết bên ngoài xe ô tô thì sẽ vẫn được công ty bảo hiểm chi trả nếu có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, ngược lại nếu các bạn thay đổi quá nhiều về động cơ cũng như máy móc bên trong thì sẽ không được nhận bất kỳ khoản tiền bảo hiểm nào. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ phán đoán do bạn thay đổi các chi tiết bên trong dẫn đến việc hư hỏng và từ chối bảo hành.
Theo ý kiến nhiều người, bạn không nên độ xe khi thời hạn bảo hành vẫn còn.
4. Chi phí bảo dưỡng, bảo trì tăng
Độ xe ô tô không chỉ tốn kém chi phí ban đầu lúc mới độ mà còn khiến bạn mất thêm một khoản tiền kha khá cho công việc bảo dưỡng và bảo trì. Những món đồ chơi độ xe thường có tuổi thọ thấp, cần nâng cấp thường xem. Đồng thời khi độ xong các bạn cũng cần thường xuyên đưa xe đi chăm sóc, bảo hành, kiểm tra theo đúng định kỳ và theo đúng chế độ đặc biệt. Nếu chiếc xe độ động cơ, chắc chắn bạn sẽ mất thêm tiền cho việc bảo dưỡng.
5. Có thể bị phạt hành chính
Theo quy định của luật an toàn giao thông, những phương tiện khi di chuyển trên đường nếu thay đổi một số bộ phận, làm mất hình dạng đặc trưng của xe ban đầu sẽ bị xử phạt hành chính.
6. Khó bán lại
Theo thống kê thì có hơn 60% người mua xe sẽ bán và đổi xe cao cấp hơn theo. Do đó, ai cũng mong muốn chiếc xe của mình sau khi bán lại sẽ được giá cao nhất. Tuy nhiên, một chiếc xe đã từng độ sẽ được định giá thấp hơn so với những chiếc xe cùng loại trên thị trường. Do đó giá bán lại cũng chính vì thế mà thấp đi. Vì độ xe là theo ý thích của cá nhân nhưng lại không phù hợp với số đông nên rất khó tìm được người mua ưng ý.
Độ xe ô tô không xấu nhưng sẽ có nhiều nhược điểm. Do đó các bạn cần nắm bắt thật kỹ những điểm hạn chế nêu trên trước khi quyết định độ xế hộp của mình. Hy vọng những phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức. Ngoài ra nếu các bạn còn muốn tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm nội thất ô tô thì có thể liên hệ với Zestech để được tư vấn miễn phí nhé.
Trên đây là những nhược điểm của việc độ xe – một phương pháp thể hiện tính cá nhân hoá được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn tự tin với kế hoạch thay đổi chiếc xe của mình.