Điều ít ai để ý tới và việc chính nội thất trên xe sẽ gây nguy hiểm cho bạn nếu không được xử lý đúng cách. Vậy theo dõi ngay nội dung sau đây về nội thất xe ô tô có thể trở nên độc hại khi nào và cách xử trí hợp lý, hiệu quả nhất nhé!
Nội thất xe ô tô có thể trở nên độc hại khi nào và cách xử trí
Khi xe mới
Mùi xe ô tô mới là hỗn hợp các chất hữu cơ giải phóng từ những vật liệu bên trong xe, tạp chất hữu cơ trong hệ thống thoát khí. Bất kỳ chi tiết nào có thành phần cấu tạo bằng nhựa dẻo, nhựa vinyl như bảng taplo, vô lăng, da bọc ghế hay đệm lót ghế…đều là nguyên nhân gây mùi khó chịu cho xe mới. Bởi chúng đều chứa những chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Đây chính là nguồn gốc của những mùi nồng, hắc khó chịu bên trong ô tô mới.
Những hợp chất dễ bay hơi này khi vào không khí sẽ liên kết lại với nhau hoặc có thể kết hợp với phân tử khác tạo bọt nên hợp chất mới. Các VOCs từ nhựa, vinyl trong ô tô có nguồn gốc từ cacbon, được giải phóng ở cả điều kiện bình thường. Nồng độ của các VOCs không thật sự quá cao nhưng cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe nếu tiếp xúc thời gian dài.
Qua quá trình sử dụng, lau chùi, mùi hương đó cũng phai nhạt dần, một lượng nhất định các chất độc hại trên bề mặt cũng từ đó mà biến mất. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể loại bỏ các chất độc hại trên bề mặt còn phần lớn các chất này ở bên trong các bộ phận nội thất.
Xem thêm:
- Khử mùi nội thất ô tô bằng cách nào hiệu quả?
- #5 Mẹo khử mùi sầu siêng trong khoang nội thất xe ô tô hiệu quả?
Những ngày nắng nóng
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ bên trong ô tô có thể tăng lên rất cao đặc biệt khi ô tô đậu dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người ngồi bên trong xe mà còn có thể làm tăng nguy cơ phát thải các chất độc hại từ nội thất ô tô.
Nội thất ô tô thường được làm từ các vấn đề sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Sự kết hợp của nhiệt độ cao và các hóa chất phát thải có thể tạo mùi khó chịu trong xe, không chỉ làm giảm trải nghiệm lái xe mà còn có thể gây khó chịu hoặc gây dị ứng cho một số người.
Hít phải các chất độc hại phát ra từ nội thất ô tô trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề hô hấp, đặc biệt là đối với những người có tiền sử các bệnh về hô hấp như hen suyễn.
Những chất độc hại có trong nội thất xe
Có vô vàn những chất độc hại trong nội thất xe ô tô, tuy nhiên một số chất quen thuộc và phổ biến như:
- Vinyl: Một chất liệu giống nhựa chứa trong hầu hết các bộ phận nội thất ô tô
- Các chất làm chậm quá trình cháy: Có tác dụng bảo vệ lái xe và hành khách khỏi nơi nóng nhất từ không động cơ và khí thải
- Kim loại nặng và nhựa: Có trong các bộ phận khác nhau của nội thất ví dụ như bảng điều khiển, tay nắm mở cửa
Tác hại khi hít phải những khí độc hại bên trong nội thất ô tô
Mặc dù không nhiều trường hợp người dùng phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chất độc hại có trong cabin ô tô, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc những hậu quả của việc tiếp xúc thường xuyên với quá nhiều chất này.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm: Đau đầu và buồn nôn, nếu như bạn tiếp xúc với các chất độc hại này trong một thời gian dài. Các hậu quả có thể xảy ra như: Hệ thần kinh bị tổn thương, mất trí nhớ hay thậm chí là ung thư và biến đổi gen.
Có thể bạn quan tâm Bật mí 30 Khẩu Quyết dành riêng cho tài xế mới 2024
Biện pháp giảm thiểu những tác hai từ nội thất xe ô tô
Mặc dù các nhà sản xuất ô tô và luôn cố gắng hết sức để hạn chế các chất độc hại trong nội thất xe hơi, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn các chất này là điều không thể. Các bạn có thể làm theo một số hướng dẫn sau đây để giảm bớt ảnh hưởng của chúng.
- Bạn cần giữ cho cabin ô tô thông thoáng, điều này sẽ làm cho các chất độc hại thoát ra ngoài và tạo điều kiện cho không khí trong lành từ bên ngoài vào bên trong xe.
- Khi vừa mua xe mới, hãy lái xe đi vài vòng với cửa kính hạ thấp để các chất hóa học có thể thoát ra ngoài.
- Khi bạn mới lên xe, đừng bật điều hòa ngay mà hãy mở cửa kính và lái xe đi vài phút trước khi đóng toàn bộ cửa kính và bật điều hòa để các chất độc hại có thể thoát ra ngoài và không khí bên ngoài có thể vào trong xe.
- Nếu như có điều kiện, bạn có thể cân nhắc mua một số loại phụ kiện ô tô ví dụ như tấm bảo vệ xe khỏi các tia UV để ngăn chặn tia nắng mặt trời gây hại lên ghế, bảng điều khiển và các bộ phận khác của cabin xe.
- Ngoài ra để diệt vi khẩn, bạn có thể lấy thảm ra phơi nắng để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày. Đừng quên sử dụng dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng Universal Cleaner để loại bỏ vết bẩn bám trên nội thất xe, kết hợp dụng cụ chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn.
Trên đây là những chia sẻ về việc nội thất xe ô tô có thể trở nên độc hại khi nào và cách xử trí, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp chi tiết bạn nhé