Tại các trung tâm dịch vụ chăm sóc xe thì việc “phủ bóng” được quảng cáo rất nhiệt tình với một số nơi còn phóng đại về khả năng thực sự của loại dịch vụ này. Và câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là ‘Phủ nano’ có giúp ô tô chống trầy xước hay chỉ là trò bịp? Ngay dưới đây sẽ được chúng tôi giải đáp để bạn có cái nhìn đúng nhất về dịch vụ này.
‘Phủ nano’ có giúp ô tô chống trầy xước hay chỉ là trò bịp?
Phủ nano là gì?
Nano là những hạt trong suốt có kích thước siêu nhỏ, chúng có khả năng liên kết với nhau tạo nên một lớp phủ trong suốt, siêu mỏng. Đồng thời, lớp phủ nano này cũng có thể liên kết với bề mặt bộ phận được phủ, để tạo nên một thể thống nhất, liên kết chặt chẽ.
Phủ nano hay còn gọi là phủ bóng nano là trang bị phủ lên bề mặt sơ một lớp dung dịch có thành phần là các tinh thể có kích thước siêu nhỏ dạng nano và có gốc hữu cơ. Khi phủ dung dịch này lên bề mặt sơn xe sẽ giúp cho bề mặt sơn bóng, sáng hơn. Lớp phủ nano chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian tối đa 6 tháng.
Phủ nano có giúp ô tô chống trầy xước?
Theo anh Phạm Văn Tuấn – Giám đốc trung tâm chăm sóc xe AeroWash-TPHCM chia sẻ: “Trải qua rất nhiều trải nghiệm thực tế trong thời gian dài, chúng tôi đúc kết được rằng tinh năng bảo vệ của các loại “phủ nano” trước tới nay không phải là một chiếc áo giáp bất khả xâm phạm, độ dày của lớp phủ này chỉ từ 1-2 mirons (µm) quá mỏng so với tổng độ dày của lớp sơn 70-140 µm”.
Do đó, lớp phủ không thể giúp lớp sơn xe chống chọi hoàn toàn với các tác nhân gây hại bên ngoài như va quẹt, chà chát bề mặt, các đốm nước ố hay vết phân chim, nhựa cây…Lớp phủ chỉ đóng vai trò là lớp màng chắn mỏng với hiệu ứng lá sen khiến các loại bụi li ti hoặc nước mưa có chứa cặn bẩn khó bám hơn trên bề mặt và dễ dàng trôi đi khi xả nước.
Những người thực sự “yêu” chiếc xe của mình nên phủ một lớp bảo vệ bề mặt sơn dù wax, sealant hay cao cấp nhất là Nano Ceramic, vì nó giúp chủ xe chăm sóc chiếc xe dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và đỡ tổn hại bề mặt sơn. Ngoài ra còn góp phần giúp mặt sơn bóng bẩy, nhìn đã mắt.
“Theo trải nghiệm cùng lượng kiến thức đúc kết được, các loại lớp phủ khác nói chung và Ceramic nói riêng có vai trò chính xác là phương pháp “hỗ trợ bảo vệ” bề mặt sơn chứ không phải giải pháp bảo vệ mặt sơn tránh trầy xước, va chạm như lớp film PPF-Paint Protection Film” anh Tuấn chia sẻ.
Ngoài ra, bạn cần biết rằng vẻ đẹp và sự bền vững của mặt phẳng sơn xe hơi không phụ thuộc quá nhiều vào lớp phủ mà do chiếc xe được chăm sóc đúng cách. Các loại chất phủ là giải pháp “hỗ trợ” bảo vệ chứ không phải là giải pháp ngăn ngừa trọn vẹn. Khi một chiếc xe được chăm nom tổng thể và toàn diện thì việc nên làm tiếp theo là tăng cường, bảo vệ và duy trì. Chính vì vậy mà phủ nano là một phần của toàn bộ thành quả này.
Tác dụng chính của phủ nano
Lớp phủ nano chỉ là lớp màng siêu mỏng nhưng nó sở hữu những ưu điểm nhất định, và dưới đây là một số tác dụng như sau:
- Giữ được độ bóng loáng lâu bền cho bề mặt sơn xe
- Hạn chế bám bụi bẩn trên bề mặt sơn
- Hạn chế tia UV chiếu trực tiếp lên lớp sơn làm cho ngả màu.
- Phản xạ tốt với ánh sáng nên tạo được độ bóng cao hơn với xe không phủ.
- Giữ được độ mới cho lớp sơn.
- Tách biệt với không khí ẩm của môi trường, tránh được tình trạng oxy hóa lớp sơn.
- Hiệu ứng lá sen tránh được tình trạng bị cháy sơn bởi nắng, do nước mưa còn đọng lại trên sơn xe hay kính.
- Những hạt nano trong suốt khi liên kết lại với nhau sẽ tạo thành lớp màng trong suốt, nhờ đó mà sẽ tạo nên được độ bóng sáng cao hơn xe ô tô không có lớp phủ.
Trên thực tế, phủ nano không thể chống lại vết trầy xước được nhưng lớp phủ nano có thể hạ chế những vết trầy xước hiệu quả hơn bất cứ cách nào khác hiện nay. Bên cạnh đó để bảo vệ lớp sơn xe cũng cần sự chăm sóc bởi một số loại dung dịch chăm sóc xe chuyên dụng đến từ thương hiệu như Grass.
Trên là những thông tin về ‘Phủ nano’ có giúp ô tô chống trầy xước hay chỉ là trò bịp?. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp ngay bạn nhé!