Góc giải đáp – Rửa gầm xe khi nào cần thiết?

Gầm xe ô tô là phần dưới của xe, chịu trách nhiệm chính trong việc nâng đỡ toàn bộ cấu trúc xe và kết nối các bộ phận khác nhau. Đây là phần rất quan trọng của xe ô tô vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe. Đồng thời là bộ phận dễ bị bẩn nhất, do vậy việc rửa gầm xe khi nào là cần thiết? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung sau.

Rửa gầm xe khi nào cần thiết?

Góc giải đáp - Rửa gầm xe khi nào cần thiết?
Góc giải đáp – Rửa gầm xe khi nào cần thiết?

Các hãng xe cho biết, các chi tiết chống tác động của môi trường dưới gầm xe đều đã được xử lý trước khi xuất xưởng. Với các chi tiết kim loại trần, không xử lý, việc gỉ sét cũng không ảnh hưởng tới chất lượng của vật liệu, tức là không cần rửa gầm xe.

Tuy vậy, điều này chỉ thực sự hợp lý trong trường hợp xe di chuyển chủ yếu trong điều kiện đường nhựa sạch sẽ, ít tiếp xúc với bùn đất, sỏi đá, than, tuyết dày, cát biển…Với những điều kiện khắc nghiệt hơn, các chuyên gia chăm sóc xe khuyên vẫn nên rửa gần dù không cần làm thường xuyên.

Khi di chuyển trên mặt đường ướt, bùn bẩn bám nhiều dưới gầm xe hơn. Bùn và đất ẩm bám chặt ở gầm xe gatay ra hiện tượng giữ nước, khó khô, nếu tích tụ lâu khiến các bộ phận kim loại tiếp xúc trong thời gian dài với nước, từ đó khiến hệ thống khung gầm, hệ thống treo dễ bị gỉ sét.

Bên cạnh đó, lượng bùn đất lớn bám dưới phần gầm có thể chặn các lỗ thoát nước ở vị trí này, khiến nước bị tích tụ lâu, đẩy nhanh quá trình rỉ sét hoặc sẽ chặn các lỗ thoát nước đọng từ điều hòa, cửa sổ trời gây ra hiện tượng dột hay điều hòa có mùi chua do ẩm mốc. Cuối cùng, bùn và đất còn có thể xâm nhập vào các hệ thống cơ khí ở gầm xe, đặc biệt là hốc bánh khiến các bộ phận như phuộc nhún, phanh bị tắc nghẽn, giảm hiệu suất hoạt động.

Chính vì thế, việc vệ sinh gầm là một bước cần thiết khi xe sử dụng ở vùng điều kiện kém sạch sẽ, để bảo vệ các bộ phận quan trọng của phương tiện về lâu dài, tránh hư hỏng hoặc hao mòn sớm. Mỗi năm chỉ cần rửa gầm một vài lần hoặc sau khi off-road, không cần quá thường xuyên.

Để rửa gầm một cách hiệu quả, chủ xe nên chọn các cơ sở có hệ thống nâng gầm. Nếu không thể rửa gầm tại các cơ sở này, chủ xe có thể tự rửa tại nhà 4 hốc bánh bằng dung dịch chuyên dụng. Bơm xịt cao áp, xịt xà phòng trước rồi mới xả sạch bằng nước áp lực cao vào các vị trí như phuộc nhún, càng chữ A, phanh.

Tuy nhiên, với những chiếc xe có tần suất sử dụng không nhiều, chủ yếu chạy trong đô thị sạch sẽ, đi những tuyến đường ngắn. Việc cọ rửa gầm xe nên được triển khai thực hiện tuần suất là khoảng 2 – 3 tháng/lần. Đối với các dòng xe ô tô thiết kế gầm cao hoặc được phủ lên một lớp chống gỉ sét thì không cần rửa quá thường xuyên.

Xem thêm: 

Cách nâng rửa gầm xe ô tô chuyên dụng hiện nay

Dưới đây là 3 cách nâng gầm xe ô tô để có thể thực hiện công việc vệ sinh dễ dàng mà các gara ô tô hiện nay đang áp dụng.

Dùng cầu để nâng rửa xe

Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE
Cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE

Đối với cửa hàng, đơn vị chăm sóc bảo dưỡng xe chuyên nghiệp thì loại cầu nâng rửa xe này sẽ là phương án phát huy hiệu quả cao nhất. Đây là cách phù hợp để bảo dưỡng, sửa chữa, xịt rửa gầm xe ô tô. Để sử dụng thiết bị cầu nâng rửa xe, đòi hỏi người sử dụng phải thông thạo kỹ thuật và kiến thức sử dụng. Nếu không, rủi ro trong quá trình rửa xe có thể xảy ra.

Rửa gầm xe ô tô thường xuyên là cách hiệu quả để tránh một số bộ phận trong động cơ bị bám bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng vận hành. Bạn nên mang xe ra cửa hàng rửa xe chuyên nghiệp để được xử lý tốt nhất.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cầu nâng ô tô, tuy nhiên để đáp ứng công việt xịt rửa gầm xe thì cầu nâng 1 trụ rửa xe Ấn Độ TAGORE với giá thành dao động từ 55 – 75 triệu đồng. Cho khả năng xoay 360 độ, cho phép điều chỉnh độ cao của ty nâng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện dòng cầu nâng này được phân phối tại TEARU, khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về cầu nâng có thể liên hệ công ty qua Hotline 0982 690 096 để được hỗ trợ.

Xây trụ bê tông để nâng gầm xe

Xây trụ bê tông để nâng gầm xe
Xây trụ bê tông để nâng gầm xe

Trước đây khi các máy nâng hạ ô tô có giá đắt đỏ, chưa phổ biến thì việc xây trụ bê tông để nâng gầm xe làm vệ sinh là điều rất phổ biến ở các cửa hàng, tiệm rửa xe. Tuy nhiên, phương án này cũng có những nhược điểm, hạn chế nhất định nên dần bị loại bỏ. Ưu điểm của xây trụ rửa xe ô tô bằng bê tông là dễ làm, không tốn nhiều chi phí.

Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nhược điểm: Không thể di chuyển linh hoạt, độ an toàn không cao. Các đơn vị bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp hiện không còn sử dụng cách này để rửa gầm xe. Thực tế cũng đã chứng minh rằng phương pháp dùng trụ bê tông nâng gầm xe để vệ sinh có hiệu quả thấp. Dễ xảy ra tình trạng trơn trượt bánh xe, rửa không sạch sâu, thẩm mỹ kém. Đồng thời cũng rất thiếu sự an toàn đối với xe và người.

Phương pháp đào rãnh, xây hầm rửa

Phương pháp đào rãnh, xây hầm rửa
Phương pháp đào rãnh, xây hầm rửa

Phương pháp này nghĩa là thực hiện nâng gầm xe gián tiếp, thay vì xây trụ bê tông thì chủ gara sẽ đào rãnh thấp sâu hơn so với mặt nền. Bề rộng của rãnh này sẽ đủ rộng để đảm bảo không làm lọt xe xuống dưới. 

Chiều sâu cũng sẽ đủ để một người đi xuống phía bên dưới để xịt rửa gầm xe. Cách làm này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nhưng chắc chắn là không đảm bảo chuyên nghiệp. Hơn nữa, mức độ an toàn đối với xe và cả người cũng ko cao.

Phương pháp đào rãnh, xây hầm rửa xe yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện chính xác từng bước. Việc đảm bảo đúng quy trình sẽ giúp xây dựng một hầm rửa xe hiệu quả, an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *