THỰC HƯ: Vi phạm nồng độ cồn có thể Nộp Phạt Trả Góp?

Gây việc “siết chặt kiểm soát vi phạm nồng độ cồn” chính vì thế số lượng vi phạm ngày càng giảm dần, tuy nhiên mức phạt cho vi phạm này tương đối cao khiến nhiều tài xế bắt đầu tìm hiểu việc vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp? Cụ thể thủ tục nộp tiền phạt được quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, chi tiết cùng theo dõi nội dung sau.

Vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp?

Vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp?
Vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp?

Căn cứ Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục nộp tiền phạt như sau:

Thủ tục nộp tiền phạt

  • 3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

Ngoài ra căn cứ Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về nộp tiền phạt theo hình thức trả góp khi vi phạm nồng độ cồn như sau:
Nộp tiền nhiều lần

1 Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xe, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

2 Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số tiền nộp phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

3 Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm nồng độ cồn phải nộp tiền phạt một lần trừ trường hợp bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Theo đó, căn cứ các mức phạt vi phạm nồng độ cồn, chỉ có người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở mới có thể đủ điều kiện nộp tiền phạt theo hình thức trả góp.

Xem thêm: 

8 Mức phạt các lỗi giao thông thường gặp ở Việt Nam bạn cần nắm

Các mức phạt khi tài xế vi phạm nồng độ cồn

Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 123/2021) quy định mức xử phạt nồng độ cồn với xe máy và xe ô tô sẽ tùy thuộc nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở. Cụ thể như sau:

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy

Xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy
Xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy
  • Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng.
  • Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hiawjc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
  • Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0, miligam/lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn với ô tô

Xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô
Xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô
  1. Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng nếu độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
  2. Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
  3. Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Có thể nộp tiền vi phạm nồng độ cồn thông qua hình thức nào?

Có thể nộp tiền vi phạm nồng độ cồn thông qua hình thức nào
Có thể nộp tiền vi phạm nồng độ cồn thông qua hình thức nào

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về hình thức nộp tiền phạt vi phạm an toàn giao thông như sau:

Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

  1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:

a, Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

b, Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

c, Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;

d, Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Như vậy người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn có thể nộp tiền phạt vi phạm giao thông qua một trong các hình thức sau đây:

  1. Nộp tiền mặt trực tiếp tại nơi được ghi trong quyết định xử phạt;
  2. Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt
  3. Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt;
  4. Nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích

Những chia sẻ trên về việc vi phạm nồng độ cồn có thể nộp phạt trả góp? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ chúng tôi để được giải đáp ngay bạn nhé!

Góc chia sẻ: Cập nhật chi phí học lái xe ô tô mới nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *