So sánh ưu, nhược điểm của phanh đĩa trên thị trường

Phanh đĩa (hay còn gọi là phanh dầu) là một bộ phận xe gồm các thành phần như đĩa phanh, má phanh, piston, tay phanh…Trên thị trường có 2 loại phanh chính là phanh đĩa và phanh tang trống, trong nội dung sau đây sẽ đề cập tới ưu, nhược điểm của phanh đĩa để bạn có thể hiểu rõ hơn về dòng xe này.

So sánh ưu, nhược điểm của phanh đĩa trên thị trường

Giới thiệu phanh đĩa

So sánh ưu, nhược điểm của phanh đĩa trên thị trường
So sánh ưu, nhược điểm của phanh đĩa trên thị trường

Phanh đĩa được hiểu là thiết bị cơ học không thế thiếu trong cấu tạo của các loại xe. Phanh đĩa ô tô có chức năng làm chậm tốc độ của xe khi chuyển động cho đến khi dừng hẳn.

Thiết bị này được phát minh vào năm 1890 với phiên bản làm bằng sắt thép. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cho thấy vật liệu này khiến phanh sẽ bị gỉ sét, gãy vỡ. Các nhà sản xuất đã điều chỉnh thay thế bằng hợp kim cao cấp hơn.

Đến giữa thế kỷ 20, phanh dĩa trở nên hoàn hảo hơn khi được mạ bên ngoài lớp kim loại đặc biệt có chức năng chống gỉ sét và chịu được nhiệt độ cao khi xe đi với vận tốc lớn. Từ đó đến nay, phanh dĩa được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe, bao gồm xe đua và xe thương mại.

Xem thêm:

Ưu điểm

Cấu tạo của phanh đĩa gọn nhẹ, đơn giản
Cấu tạo của phanh đĩa gọn nhẹ, đơn giản

Cấu tạo của phanh đĩa gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng. Từ đó, việc kiểm tra cũng như bảo dưỡng cho hệ thống phanh dĩa cũng đơn giản hơn rất nhiều so với hệ thống phanh khác.

Các bộ phận của hệ thống xe phanh đĩa đều được phơi ra bên ngoài và được tiếp xúc trực tiếp với không khí nên khả năng tỏa nhiệt của hệ thống phanh này cũng rất tốt khi hệ thống phanh được làm mát rất nhanh.

Khả năng thoát nước của xe hoạt động vô cùng tốt do nước đọng trên đĩa phanh sẽ nhanh chóng bị loại bỏ và những tính năng của phanh cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi như ban đầu.

Thiết kế và kết cấu của phanh đĩa rất đặc biệt , cho phép phanh tự điều chỉnh được khoảng cách giữa thành phần má phanh và thành phần đĩa phanh mà không cần phải tự điều chỉnh lại mỗi khi phanh hoạt động.

Nhược điểm

Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa
Nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

Hệ thống phanh của xe được phơi trần ra ngoài môi trường nên các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài khiến bị bào mòn, kém chất lượng hơn.

Chi phí cao hơn so với phanh tang trống gồm: Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế…

Thiết kế hở khiến các bề mặt ma sát dễ bị hỏng bởi các tác nhân bên ngoài (như bụi, cát, đất…) trong quá trình sử dụng.

Phù hợp với xe ô tô con

Những lưu ý khi sử dụng phanh đĩa

Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác
Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác

Khi sử dụng phanh đĩa, có một số lưu ý quan trọng cần nhớ để đảm bảo an toàn và đảm bảo hiệu suất tốt nhất;

  • Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác (tùy theo điều kiện thực tế của đường đi) để đảm bảo rằng có đủ quãng đường phanh cho xe khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
  • Bóp/đạp phanh sau trước để giảm tốc độ xe từ từ rồi mới sử dụng kết hợp cùng phanh trước/phanh đĩa để giảm tốc độ của xe (tuyệt đối không bóp cứng phanh để tránh hiện tượng trượt lốp)
  • Không bóp phanh bằng cả bàn tay bởi lực bóp mạnh khi phản xạ có thể khóa cứng phanh. Tối ưu nhất là người lái xe nên bóp phanh bằng 2 ngón tay để có thể kiểm soát được lực phanh. Tối ưu nhất là người lái xe nên bóp nháy phanh bằng 2 ngón tay để có thể kiểm soát được lực phanh phân phối trên từng bánh xe.
  • Không nên bóp phanh và giữ chặt mà nên nhấp nhả phanh để tay lái không bị khóa cứng khi xe trên đà giảm tốc. Điều này giúp bạn có thể vừa giảm tốc độ mà vẫn có thể điều khiển hướng di chuyển của chiếc xe.

Những chi sẻ trên về ưu, nhược điểm của phanh đĩa, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về dòng phanh này và từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp ngay bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *