[Bật mí] Nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy

“Mất kiểm soát”, “gây tai nạn”… là những gì có thể nói về thói quen “âm côn” xe máy, để hiểu rõ hơn có thể theo dõi những nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy dưới đây để biết thêm chi tiết.

Nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy

[Bật mí] Nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy
[Bật mí] Nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy

“Âm côn” là gì?

Âm côn còn gọi là cắt côn, ép côn hay ép số, lúc này người điều khiển xe bóp hết tay côn để làm cho các ly hợp tách khỏi mâm chuyển động cơ. Bằng cách nhân sâu cần số và giữ chân lại (trên xe số) hoặc bóp hết tay côn trên xe côn tay, lúc này xe không bị ghìm bởi động cơ nên trôi theo quán tính, cho cảm giác lướt nhanh hơn.

Đây là hành động làm cho xe máy không thể di chuyển hoặc di chuyển theo quán tính trong khi động cơ vẫn hoạt động. Thông thường có 2 cách âm côn như sau:

  • Âm côn cắt hết: Dùng mũi chân dậm hết lên cần số hay được sử dụng nếu muốn điều khiển xe từ số cao về số thấp.
  • Âm côn cắt nửa: Dùng mũi hoặc gót chân giẫm nhẹ lưng chừng vào cần số xe, người dừng không cần mớm nhiều ga như cắt hết côn.

Nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy

Việc âm côn sẽ khiến người lái khó làm chủ được xe hơn
Việc âm côn sẽ khiến người lái khó làm chủ được xe hơn

Theo các chuyên gia lái xe an toàn, việc âm côn sẽ khiến người lái khó làm chủ được xe hơn vì lúc này xe trôi hoàn toàn tự do, khiến quãng đường phanh dài hơn trong những tình huống khẩn cấp. 

Động cơ trên xe khi hoạt động không chỉ dùng để tăng tốc mà còn để hỗ trợ giảm tốc một cách an toàn. Khi tài xế buông tay ga, chuyển về số thấp, động cơ sẽ “gầm lên”, tài xế sẽ cảm nhận rõ xe được ghì lại mà không cần bóp phanh.

Côn (ly hợp) trên xe máy có tác dụng ngắt truyền động từ hộp số tới bánh xe, vì vậy khi cắt côn, xe không còn bị hãm lại bởi động cơ, qua đó cụm phanh chính cần lực bóp mạnh hơn, thời gian lâu hơn để xe có thể dừng. Điều này có thể khiến xảy ra hiện tượng trượt bánh khi bóp cứng phanh quá lâu, tài xế mất kiểm soát và gây tai nạn.

Phanh bằng động cơ sẽ giúp giảm tải áp lực lên cụm phanh chính. Do đó khi vận hành xe hoặc mô tô, chủ xe cần lưu ý không nên lạm dụng việc âm côn. Vì một khi trở thành thói quen thì rất khó bỏ, khi gặp tình huống nguy hiểm bất ngờ hay dừng xe khẩn cấp thì chủ xe có thể không dừng kịp vì xe trôi quá nhanh. Cách giảm tốc độ đúng bao gồm nhả phanh ga, bóp côn, chuyển về số thấp, nhả côn, rà phanh với một lực vừa đủ.

Cách dồn số xe côn tay đúng kỹ thuật

Lái xe côn tay đúng kỹ thuật
Lái xe côn tay đúng kỹ thuật

Việc dồn số xe côn tay nên thực hiện ở tua máy dưới 8.000 vòng/phút, bởi nếu thực hiện ở tua máy cao có thể khiến động cơ gặp hư hỏng. Bạn nên thực hiện kỹ thuật dồn số theo các bước sau nhé.

Bước 1: Nhả ga

Trước khi bóp côn, thao tác đầu tiên là bạn cần nhả ga. Bởi nếu vòng tua cao mà bạn bóp côn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bố nồi, gây ra những hư hao đáng tiếc.

Bước 2: Bóp côn

Thao tác này cần được thực hiện một cách dứt khoát thay vì rà côn. Nếu bạn bóp côn nhẹ quá, côn không ngắt hết thì việc sang số sẽ hơi cứng và sượng.

Bước 3: Nẹt ga

Đây là thao tác cực kỳ quan trọng khi dồn số xe côn tay, việc nẹt sẽ giúp bánh răng trong động cơ xoay nhanh hơn, xe vào số mượt hơn. Tuy nhiên, bạn nên nẹt ga càng sâu để vào số mượt hơn. Thao tác này cần làm dứt khoát, bạn nên thòng ga ra ngay để còn thực hiện bước 4.

Bước 4: Giảm số

Ngay khi trả số, bạn nên xem xe đang ở tốc độ nào để có thể thực hiện đúng, tránh trường hợp bể hộp số. Với những ai đang chạy xe côn tay, công thức này nên nắm:

  1. Trên 90km/h: Số 4
  2. Từ 60 – 90 km/h: Số 3
  3. Từ 30 – 60km/h: Số 2

Dưới tốc độ này, bạn nên sử dụng thêm phanh để giảm tốc tránh cảm giác bị giật mạnh.

Bước 5: Nhả côn

Bước này cần dứt khoát, đồng thời có thể vặn nhẹ tay ga để hạn chế trường hợp xe bị giật về phía trước. 

Lưu ý: Các bước này gần như phải kết hợp đồng thời thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Tùy vào mỗi loại xe côn tay khác nhau mà độ nhạy tay ga, điểm bắt côn, tua máy cũng có sự khác biệt. Do vậy, bạn cần tập thuần thục để quen với việc dồn số. Ngoài ra, chỉ nên áp dụng dồn xe côn tay trong những trường hợp cần thiết.

Trên là những chia sẻ về việc nguy cơ tai nạn vì thói quen âm côn xe máy, hy vọng bạn có thể có thêm những thông tin hữu ích để sử dụng xe một cách an toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *